Triển khai thực hiện việc quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tần ô – dôn, kiểm soát chất gây hiệu ứng nhà kính

Thứ ba - 20/08/2024 10:09 211 0
Việt Nam là quốc gia luôn chủ động và tích cực triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn; từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Nhằm cụ thể hoá, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và các Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI; Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; Kế hoạch quốc gia tại Quyết định số 496/QĐ-TTg và thực hiện Công văn số 5039/BTNMT-BĐKH ngày 29/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô – dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cơ quan đơn vị chủ động, tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch quốc gia, nghiên cứu, tích hợp yêu cầu về làm mát bền vững, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và chống chịu với nắng nóng cực đoan trong các chương trình phát triển đô thị, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan.

Ảnh: Internet

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch quốc gia và thực hiện lồng ghép các giải pháp làm mát bền vững trong các quy hoạch chuyên ngành; triển khai các chương trình truyền thông, tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô – dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn tại các tổ chức có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; tổ chức sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; tổ chức thực hiện hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của từng ngành, lĩnh vực, nhất là xây dựng, giao thông, nông nghiệp, chất thải, công thương; triển khai thực hiện hiệu quả thị trường các-bon.

Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát trên địa bàn tỉnh cần tuân thủ các quy định về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát theo lộ trình. Chủ động tăng cường năng lực, cải tiến và chuyển đổi công nghệ sang sử dụng các chất làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng “0”, có hiệu suất năng lượng cao và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo đánh giá vòng đời. Thực hiện đầu tư các cơ sở có đủ chức năng thực hiện thu gom, tái chế, xử lý các chất được kiểm soát.

Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tỉnh chủ động tham gia vào các hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát, đề xuất các sáng kiến thúc đẩy loại trừ các chất được kiểm soát; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch.

Được biết, mục tiêu của Kế hoạch quốc gia nhằm quản lý, loại trừ hiệu quả các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal thông qua các giải pháp tăng cường quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát, thực hiện chuyển đổi công nghệ và sử dụng các chất có giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng 0 và triển khai các giải pháp làm mát bền vững, phấn đấu đến năm 2045 giảm phát thải 11,2 triệu tấn CO2tđ từ hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát.

                                                                                                    Thanh Thanh

Tác giả: tttthao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay7,319
  • Tháng hiện tại451,173
  • Tổng lượt truy cập6,761,765
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây