Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Thứ sáu - 20/09/2024 15:12 227 0
Ngày 19/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 241-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, qua đó, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị; đưa nội dung đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Kế hoạch đề ra mục tiêu: Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo thực chất, có hiệu quả, có kỹ năng nghề, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, ngành nghề và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Gắn kết giữa Nhà nước với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo nghề.

Kế hoạch đề ra 05 nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chương trình đào tạo cần chú trọng đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Phát huy tính chủ động của người học, gắn kết đào tạo nghề với học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở khu vực nông thôn.

Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề phù hợp; tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, gắn với bảo tồn, phát huy các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật; quan tâm đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp các trình độ giáo dục nghề nghiệp kết hợp học văn hoá phổ thông; vận dụng các chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trong các khu công nghiệp, bộ đội xuất ngũ, người cao tuổi còn đủ sức khoẻ có nhu cầu tham gia thị trường lao động.

Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Tây Ninh trong giờ thực hành (Báo Tây Ninh)

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí và đời sống của người dân nông thôn.

Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ cấu ngành nghề và trình độ sản xuất tại khu vực nông thôn. Quảng bá, nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả sau học nghề.

4. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao giá trị gia tăng, phát huy lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế tập thể khu vực nông thôn.

5. Bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, đảm bảo cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, nhất là những nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đủ về số lượng, đảm bảo có chất lượng; huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nghệ nhân, doanh nhân, người sản xuất giỏi, lao động có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thanh Thanh

Tác giả: tttthao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm92
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay22,897
  • Tháng hiện tại248,263
  • Tổng lượt truy cập8,256,968
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây