Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tỉnh Tây Ninh ngày càng đi vào chiều sâu

Thứ bảy - 10/08/2024 10:26 188 0
Sau 17 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW và 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW, ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu. Từ những hoạt động khuyến học, khuyến tài đã chuyển sang xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để cho người lớn học tập nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao hiệu quả làm việc, thu nhập và mức sống; đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cuộc sống số hoá của người dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

Các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương đã đưa nội dung công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, lồng ghép các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình, mục tiêu có liên quan đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia tích cực vào công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; kịp thời biểu dương gương sáng tự học, tự học thành tài để lập thân, lập nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả công việc; tuyên dương và nhân rộng các mô hình hay, phong trào hoạt động tốt.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài tỉnh chung tay đóng góp xây dựng, phát triển gây dựng quỹ khuyến học - khuyến tài, hỗ trợ xây dựng, ủng hộ vật chất trang thiết bị trường học, trực tiếp trao 6.843 suất học bổng, 19 sổ tiết kiệm, 1.463 phần quà, 15 kg gạo, 25 thẻ bảo hiểm y tế, trao tặng 30 xe đạp, 4.190 quyển tập, 84 bộ sách giáo khoa; 20 xe đạp, 10 góc học tập, 15 máy tính... cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, có thành tích xuất sắc trong học tập với tổng trị giá 13.745.500.000 đồng; biểu dương, giới thiệu các gương điển hình trong phong trào khuyến học, khuyến tài,...; phối hợp với trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền và tham gia hướng dẫn học sinh vay vốn từ chương trình tín dụng dành cho học sinh; tổ chức các buổi tư vấn, trao đổi hoạt động ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; thành lập và duy trì các Câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tùy theo sở thích, năng khiếu của các em.

Hình: Thành phố Tây Ninh: Tuyên dương học sinh giỏi vòng quốc gia, vòng tỉnh (Nguồn: Báo Tây Ninh)

Các cấp ủy, chính quyền cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức hội khuyến học trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát triển tổ chức hội và hội viên trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, lực lượng vũ trang. Tính đến đầu năm 2024, có 31.670/33.482 đảng viên tham gia hội khuyến học, đạt tỷ lệ 94,6% (không tính lực lượng vũ trang). Tổng số hội viên hiện nay 603.558 hội viên/1.158.150 dân, đạt tỷ lệ 52,1%; tổng số hội khuyến học cơ sở (xã, phường, thị trấn) 94/94, tỷ lệ 100%; tổng số chi hội khuyến học trên toàn địa bàn 1.160 chi hội; tổng số ban khuyến học hiện nay 7.686 ban.  

Đa dạng các mô hình học tập

Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 12/12/2022 về nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hoá ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quan tâm củng cố trung tâm học tập cộng đồng theo hướng kết hợp với nhà văn hóa, thư viện. Hàng năm, mỗi trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn tổ chức ít nhất 24 chuyên đề bám sát với nội dung Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, chống bạo lực học đường, phòng chống bệnh tật…

Hình: Thư viện container dành tặng cho học sinh Trường THCS An Cơ và Tiểu học Long Vĩnh (H.Châu Thành). Ảnh: Nguyễn Thị Xuân Hương.

Đẩy mạnh việc gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên, giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tổ chức giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở giáo dục thường xuyên; tạo điều kiện linh hoạt về thời gian, địa điểm học văn hóa và học nghề hợp lý trên cơ sở đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chương trình văn hóa và nghề, đảm bảo chất lượng dạy học; tổ chức dạy đủ các môn bắt buộc, không cắt giảm chương trình. Giai đoạn từ năm 2019-2023, toàn tỉnh đã phối hợp tổ chức vừa dạy văn hóa vừa đào tạo nghề cho 3.194 học sinh.

Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp và trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh vào trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông, để học sinh có cơ hội tìm hiểu về thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề, tương ứng với từng khu vực.

Ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được học tập và rèn luyện. Nhiều chương trình phối hợp đã được ký kết, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, điển hình như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường (ma túy, mại dâm, hút thuốc lá…); bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng chống bạo lực học đường; vệ sinh an toàn thực phẩm; sức khỏe sinh sản vị thành niên….

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục, khai thác có hiệu quả tài nguyên giáo dục mở. Các cơ sở giáo dục nghiên cứu, áp dụng các mô hình dạy học trực tuyến hiệu quả; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên trên toàn tỉnh phần mềm dạy học trực tuyến. Xây dựng được thói quen học tập trực tuyến, học qua truyền hình đối với học sinh các cấp học phổ thông. Qua đó, học sinh phát huy tốt khả năng tự học, tự nghiên cứu để thảo luận, trao đổi với giáo viên, bạn học qua các giờ học trực tuyến.

Tiếp tục xóa mù chữ cho người lớn, thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Nâng cao tỷ lệ và chất lượng xóa mù chữ cho người lớn ở những nơi có nhu cầu gắn với việc phổ cập nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đối với người dân tộc thiểu số và phụ nữ. Trong 5 năm qua, có 14.296 lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó 11.746 lao động nông thôn có việc làm; 160 người khuyết tật được đào tạo nghề, trong đó 143 người khuyết tật có việc làm.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh phù hợp với đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho công nhân, người lao động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kỹ năng sống cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, lao động năng động, sáng tạo trong điều kiện nền kinh tế số hiện nay.

Các trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng đều xây dựng quy chế phối hợp với các ngành như: hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, tư pháp, trạm y tế, các trường học đóng trên địa bàn về thực hiện các nhiệm vụ như tổ chức tập huấn về công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục, tổ chức hội thảo, chuyên đề dân số, kế hoạch hoá gia đình; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn giao thông; ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền; ôn lại truyền thống đấu tranh của dân tộc…

Tỉnh đạt chuẩn Xóa mù chữ mức độ 2, trong đó, có 9/9 (100%) huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn Xóa mù chữ Mức độ 2; tiếp tục thực hiện công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Trong thời gian qua, vai trò trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được chú trọng; quan tâm chọn cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài; đồng thời, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học và tự học để đảm bảo trình độ theo quy định đối với vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Tỉnh tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị toàn tỉnh hiện nay. Đào tạo sau đại học thông qua việc đặt hàng, lựa chọn các học viện, trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín, chất lượng. Áp dụng các phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng như tập trung, bán tập trung, online, kết hợp nghiên cứu thực tiễn, sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với đối tượng học viên và loại hình lớp học. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên đạt 93,88%; trong đó cán bộ, công chức có trình độ sau đại học đạt 14,90%; tỷ lệ viên chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên đạt 78,14%; trong đó viên chức có trình độ sau đại học đạt 5,55%.

Tây Ninh có số lượng người dân tộc thiểu số ít. Tuy nhiên, tỉnh cũng quan tâm chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo tổ chức dạy học tiếng Khmer và tiếng Chăm cho học sinh tiểu học tại huyện Tân Châu và thành phố Tây Ninh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo16 và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho học sinh người dân tộc thiểu số. Tổ chức đào tạo, giảng dạy tiếng Khmer cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh. Trong đó, chú trọng đối tượng cán bộ, công chức thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, huyện, xã. Kết quả, đã đào tạo và tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ cho 168 trường hợp góp phần đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng công dân học tập, đơn vị học tập và tỉnh, thành phố học tập 

Hằng năm, tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và Đề án “Phát triển nguồn nhân lực khu vực công chất lượng cao tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm năm 2030” nhằm tạo cơ chế ưu đãi thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học về công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác.

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về việc thực hiện mức hỗ trợ kiêm nhiệm cho người quản lý và chi phí duy trì tổ chức hoạt động của trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập tại cơ sở.

Tỉnh ban hành và triển khai nhiều Nghị quyết về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài; Đề án phát triển nguồn nhân lực khu vực công chất lượng cao tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, đặc biệt thu hút nhân lực chất lượng cao trên các ngành, lĩnh vực còn thiếu nhân sự với cơ chế riêng của tỉnh. Kết quả, tỉnh đã thu hút 24 trường hợp công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế tỉnh Tây Ninh (22 bác sĩ và 02 thạc sĩ); hỗ trợ đào tạo sau đại học: 418 trường hợp; hỗ trợ khuyến khích tự đào tạo sau đại học: 19 trường hợp; cử đào tạo bác sĩ chính qui theo địa chỉ sử dụng 146 trường hợp; đào tạo bác sĩ liên thông 44 trường hợp.

Tỉnh tăng cường kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao, các trường đại học quốc tế, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài để tổ chức các khóa bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài (hoặc liên kết nước ngoài) cho cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức các khóa học theo chuyên đề, mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy, giới thiệu kiến thức, công nghệ mới cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn độ triển khai Khóa bồi dưỡng Tiếng Anh giao tiếp dành cho giáo viên ngoại ngữ Trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha24; phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Toán và các môn khoa học bằng Tiếng Anh cho giáo viên cấp THCS và THPT; đề xuất xem xét, phê duyệt Chương trình học bổng phát triển học sinh, sinh viên tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2024 - 2028 do Tổ chức Saigon Children’s Charity CIO viện trợ cho 84 học sinh, sinh viên.

Tuy công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động của hội khuyến học.

Một số cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng chưa chủ động, tích cực tổ chức các lớp học, chuyên đề; hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu của người học.

Chất lượng hoạt động của tổ chức hội khuyến học chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Công tác sử dụng phần mềm đánh giá công nhận danh hiệu “Công dân học tập” tại cơ sở còn nhiều lúng túng, khó khăn. Kinh phí hoạt động của các cấp hội cơ sở xã, phường còn khó khăn.

Thực hiện Quyết định 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh đang từng bước chuẩn bị nguồn nhân lực, hạ tầng và chính sách để thực hiện quá trình thu hút vốn và công nghệ, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo sự chuyển biến toàn diện về văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, trật tự, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Do đó, công tác xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc phối hợp, xây dựng và tạo điều kiện cho công chức, viên chức, người lao động tiếp tục học tập nâng cao kiến thức, trình độ, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới, cần huy đng sc mnh tổng hợp ca cả hthống chính trvà toàn dân ch cc tham gia công tác khuyến hc, khuyến tài, xây dựng xã hội hc tp và tổ chc trin khai toàn din, đồng bộ các gii pháp đnâng cao cht lưng, hiu quả công tác khuyến hc, khuyến tài, xây dng xã hi hc tp p phần nâng cao dân trí và chất lưng nguồn nhân lc đáp ứng yêu cầu phát trin kinh tế - xã hi của tnh và hi nhp quc tế trên cơ sở tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 1041/QĐ-UBND ngày 05/5/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022-2030”.  Tập trung thực hiện công tác khuyến hc, khuyến tài, xây dựng xã hội hc tp làm cho mọi công dân trong độ tuổi thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập; duy trì bền vững các kết quả đạt được về công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Thanh Thanh

Tác giả: tttthao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay6,361
  • Tháng hiện tại450,215
  • Tổng lượt truy cập6,760,807
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây