Tham gia bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên không chỉ được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi, mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi bị ốm đau… Với nhiều trường hợp, bảo hiểm y tế không chỉ là người bạn, “điểm tựa" trong lúc khó khăn, mà còn giúp các em có cơ hội được điều trị bệnh và quay trở lại học tập.
Sau thời gian dài khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế, các cơ ở y tế công lập không ngừng nỗ lực thực hiện các hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh, phục vụ Nhân dân, bước đầu mang lại tín hiệu tích cực.
Các cơ sở y tế công lập được chọn giá cao nhất khi mua sắm hàng hoá, trang thiết bị y tế, khắc phục tình trạng phải mua trang thiết bị rẻ nhất, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc tay chân miệng đang ngày càng gia tăng, trung bình cả nước ghi nhận 350 ca/tuần phải nhập viện, trong đó 10% số bệnh nhi cần phải sử dụng thuốc đặc trị lmmunoglobulin.
Trong ngày 17/5/2023 có 1.827 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 266.343.456 liều trong đó tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.681.583 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều và tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.696.330 liều.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 14/5/2023 của Bộ Y tế cho biết, có 1.050 ca mắc mới COVID-19, 285 ca khỏi bệnh, không có F0 tử vong. Trong ngày 13/5/2023 có 496 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.323.385 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.679.618 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi 18.678.224 liều.
Ngày 05/5/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 154-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới" nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, coi đây là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của Nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với an ninh, an toàn thực phẩm; xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị đến từng chi bộ, đồng thời đề ra mục tiêu, chỉ tiêu bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, đơn vị.
Trong thời gian gần đây, nhất là thời điểm đầu tháng 4/2023, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 mới và bệnh nhân chuyển nặng có chiều hướng gia tăng, nguy cơ bùng phát các đợt dịch COVID-19 mới tại các địa phương. Trong tháng 4/2023, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 144 ca nhiễm COVID-19.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 19/4/2023 của Bộ Y tế cho biết,
có 2.159 ca mắc mới COVID-19, 209 ca khỏi bệnh, không có F0 tử vong. Trong ngày
18/4/2023 có 12.888 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số
liều vaccine đã được tiêm là 266.109.701 liều, trong đó tiêm cho người từ 18
tuổi trở lên là 223.509.171 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều
và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi 18.635.547 liều.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 18/4/2023 của Bộ Y tế cho biết, có 1.522 ca mắc mới COVID-19, 138 ca khỏi bệnh, không có F0 tử vong. Trong ngày 17/4/2023 có 4.854 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 266.097.145 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.501.840 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi 18.630.322 liều.
Theo khuyến cáo của Bộ y tế, khẩu trang và khử khuẩn là biện pháp tốt để phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, kết hợp "thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức" trong phòng chống dịch.
Trong ngày 11/4/2023 có 25.801 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 266.058.420 liều trong đó tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.613.135 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều và tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.480.302 liều.
Bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động. Từ 1/4/2023, bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh nghề nghiệp thứ 35 được hưởng bảo hiểm xã hội.
Từ 1/4/2023, Thông tư 02/2023/TT-BYT ngày 9/2/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội chính thức có hiệu lực. Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung bệnh COVID-19 nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy bệnh COVID-19 nghề nghiệp là gì? Và những nhóm người nào sẽ được chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thay đổi khuyến nghị đối với vaccine ngừa COVID-19. Những khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh các nước có cách tiếp cận khác nhau về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Một số quốc gia có thu nhập cao như Vương quốc Anh và Canada triển khai tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 cho những người có nguy cơ cao vào mùa Xuân này, 6 tháng sau mũi tiêm gần nhất.
Các tỉnh miền Bắc đang ghi nhận nhiều ca mắc cúm A. Đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm vào mùa đông xuân hoặc thời tiết chuyển mùa. Người dân cần chủ động phòng bệnh và nên tiêm phòng sớm, tiêm định kỳ hằng năm, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh…
Tối 21/3, Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh (BVĐK) đã tiếp nhận hơn 20 mặt hàng thuốc thuộc danh mục được thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT) để cung ứng, phục vụ cho người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện.