Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cần nâng cao khả năng dự báo, đề ra các chủ trương, biện pháp phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần bảo vệ Đảng từ sớm, từ xa.
Chiều ngày 01/7, Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với chủ đề “Tự soi, tự sửa".
Ngày 30/6, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu tại các cơ quan Trung ương và địa phương.
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến," “tự chuyển hóa" trong nội bộ, luôn được đặc biệt chú trọng.
Giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ giá trị văn hóa Việt Nam, là bệ đỡ tinh thần giúp tín đồ sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham nhũng là một thuộc tính trong xã hội có giai cấp. Chống tham nhũng, vì thế, là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và vô cùng phức tạp. Thành bại của cuộc đấu tranh này phụ thuộc vào bản lĩnh của đảng cầm quyền, hiệu lực của hệ thống pháp luật và đặc biệt là sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân.
“Tự soi, tự sửa" là mỗi cán bộ, đảng viên tự kiểm điểm, tự soi lại mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa chữa. “Tự soi, tự sửa" là việc làm của cá nhân, của chính mình. Đó là việc đấu tranh quyết liệt với cái tôi của bản thân. Soi đúng thì sẽ sáng hơn, sửa đúng thì sẽ đẹp hơn. Tự soi, tự sửa khó nhưng không phải không làm được.
Đây là một trong những nội dung chỉ đạo quan trọng của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tại hội nghị giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng 12 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, diễn ra chiều 15/6, tại Hải Dương.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Phạm Hùng luôn nêu cao tinh thần cách mạng cao quý, gian nan không lùi bước, nguy hiểm không sờn lòng, sẵn sàng hy sinh tất cả vì nước, vì dân, giữ vững niềm tin ở thắng lợi cuối cùng.
Trong suốt hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là một chính đảng đổi mới, tự đổi mới mình để thích nghi, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Đảng ra đời từ sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Nhân dân Việt Nam.
Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, nâng cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò rất quan trọng đối với uy tín, năng lực của mỗi cán bộ, đối với sức mạnh của các cấp ủy, chính quyền; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam, việc đấu tranh chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể họ là ai, đã và đang đảm nhiệm chức vụ gì, dù nghỉ hưu hay đang đương nhiệm, từ Trung ương đến địa phương… là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời minh chứng rằng, nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập dân tộc và đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Phát triển kinh tế theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, giải quyết hài hoà các lợi ích, các vấn đề xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải vừa xây, vừa chống, vừa học hỏi, vừa hoàn thiện thể chế, không được nóng vội, chủ quan duy ý chí.
Công tác tư tưởng phải kết hợp giữa “xây" và “chống", lấy “xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái.
Dân chủ là giá trị chính trị - xã hội mà nhân loại luôn hướng đến. Ở Việt Nam, dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa động lực của sự phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm chiến lược này. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân luôn là bản chất của chế độ ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng, một hệ thống tư tưởng lý luận, khoa học được trải nghiệm qua thực tiễn cách mạng vĩ đại suốt gần thế kỷ qua của Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, đã được chứng minh sâu sắc, soi sáng cho con đường cách mạng nước ta vượt qua mọi gian nan thử thách để tới thắng lợi vẻ vang. Tư tưởng ấy, ý chí ấy, khát vọng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn bao giờ hết cần được khơi dậy trong tư tưởng, tình cảm, tinh thần ý chí nghị lực mỗi người cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam, tạo sức mạnh vô song xây dựng đất nước hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên toàn thế giới trong thời đại văn minh, hiện đại.
Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 2/6/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 24/5, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai nội dung cốt lõi Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hoá" (gọi tắt là Kết luận số 21); Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm (gọi tắt là Quy định số 37).
Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm lịch sử, nhất là ở những thời khắc có tính bước ngoặt, thì tuyên truyền, bảo vệ và đấu tranh phải được tiến hành đồng thời, đảm bảo sự "gắn kết chặt chẽ giữa xây và chống, xây là cơ bản, chống phải quyết liệt, hiệu quả.