Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Thứ hai - 09/09/2024 17:59 86 0
Ngày 09/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 239-KH/TU thực hiện Kết luận số 84-KL/TW, ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị (khoá XIII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đội ngũ văn nghệ sĩ và các tầng lớp Nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững; tiến tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại đội đại biểu tỉnh Tây Ninh lần thứ XI đề ra trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Kế hoạch đề ra 07 nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn học, nghệ thuật; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật gắn với triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Lãnh đạo, định hướng phát triển văn học, nghệ thuật phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của giai đoạn mới. Chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của văn học, nghệ thuật, vừa bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ.

Các đại biểu tham quan tác phẩm văn học trưng bày tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường nguồn lực xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn học, nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Sáng tạo, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, hướng đến kỷ niệm các sự kiện lớn, quan trọng của đất nước, của tỉnh; văn học, nghệ thuật dành cho thiếu nhi; hỗ trợ cho phát triển văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Rà soát, đề xuất chính sách về văn học, nghệ thuật; bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu thực tiễn. Tiếp tục duy trì chính sách đầu tư, hỗ trợ sáng tạo cho văn học, nghệ thuật; tăng nguồn quỹ hỗ trợ sáng tác. Có cơ chế, điều kiện thuận lợi để tài trợ, hỗ trợ, đặt hàng, tôn vinh, khen thưởng đối với các tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật; trong đó chú trọng đến các tài năng trẻ, các văn nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn, người hoạt động văn học, nghệ thuật không hưởng lương, nhất là việc truyền dạy, khôi phục và bảo tồn văn học, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong dịch vụ văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm.

Triển khai thực hiện các chương trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong nhà trường; từng bước nâng cao trình độ, năng lực cảm thụ thẩm mỹ của công chúng.

3. Phát triển lĩnh vực nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Kiên định phát huy vai trò nền tảng, chủ đạo của mỹ học mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật gắn với giá trị và bản sắc văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương; đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa lý luận văn học, nghệ thuật trên thế giới, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật; phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ văn nghệ sĩ tham gia xây dựng và bảo vệ nền văn hoá, văn học, nghệ thuật dân tộc, vì sự phát triển toàn diện của văn hoá, con người Việt Nam, góp phần tích cực triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển ở địa phương và góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

4. Tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ đáp ứng yêu cầu phát triển văn học, nghệ thuật trong giai đoạn mới. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ các tài năng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, tạo bước đột phá phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn mới. Nâng cao giá trị, chất lượng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Xuân Hồng.

5. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các hội, chi hội văn học nghệ thuật huyện, thị xã hiện có; bảo đảm tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ tham gia và hoạt động hiệu quả. Tiếp tục thành lập tổ chức văn học nghệ thuật tại các địa phương còn lại khi có đủ điều kiện theo quy định.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong các đơn vị hoạt động văn nghệ; quan tâm bồi dưỡng, kết nạp vào Đoàn, vào Đảng những văn nghệ sĩ trẻ tuổi.

Chuyển giao việc tổ chức một số hoạt động văn học, nghệ thuật cấp tỉnh (cuộc thi sáng tác; liên hoan, triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật) hiện ở cơ quan quản lý nhà nước cho Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

6. Tăng cường các biện pháp xây dựng, phát triển hoạt động, phong trào văn nghệ quần chúng giàu bản sắc, lành mạnh, phong phú, đa dạng. Thực hiện xã hội hóa, mở rộng liên kết để huy động nguồn lực xã hội trong sản xuất, phổ biến các chương trình, chuyên mục về văn học, nghệ thuật trên báo chí một cách có chọn lọc.

Có chính sách hỗ trợ, quản lý hoạt động tuyên truyền, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật trên không gian mạng; cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích quần chúng nhân dân phát huy vai trò chủ thể tham gia sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn học, nghệ thuật; cơ chế, chính sách bảo tồn, truyền bá, phát huy các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền của địa phương, dân tộc, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Phát triển các hoạt động, phong trào văn nghệ quần chúng lành mạnh, phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phát huy vai trò của các nghệ nhân văn học và nghệ thuật trong việc thực hành, phổ biến và truyền dạy văn hoá, văn nghệ dân gian.

7. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác về văn học, nghệ thuật với một số tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh, thành của các nước có quan hệ hợp tác với tỉnh.  

Thanh Thanh

Tác giả: tttthao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay30,073
  • Tháng hiện tại171,065
  • Tổng lượt truy cập7,107,714
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây