Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 72-KL/TW, Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 04/05/2012 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; kế thừa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng theo tinh thần của Chương trình hành động số 14-CTr/TU và kết quả, kinh nghiệm thực hiện trong thời gian qua, đảm bảo thực chất, hiệu quả.
Kế hoạch đề ra 06 nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, thương mại, thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi trước một bước; có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những lĩnh vực đột phá, cơ bản.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng và các quy hoạch phát triển thuộc quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tiếp tục phát huy hệ thống kết cấu hạ tầng đã xây dựng, tăng cường kết nối nội tỉnh, liên vùng, khu vực, thu hẹp khoảng cách vùng; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng và các tài nguyên khác.
2. Rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với năng lực tổ chức thực hiện và đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng.
Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường của vùng, địa phương gắn với cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo đảm thống nhất và kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án; nghiên cứu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách rút ngắn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng.
4. Đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh; ưu tiên phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho công trình, dự án quan trọng, tác động liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững và các dự án, công trình không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước.
Tuyến đường DT.787B (xã Hưng Thuận, TX Trảng Bàng) thuộc dự án Đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789 đang được thi công, mở rộng (Nguồn: Báo Tây Ninh)
5. Tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.
Phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là bảo đảm cung cấp đủ, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng; hạ tầng thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước gắn với phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo sự đột phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ số. Phát triển đồng bộ, đa dạng hoá các loại hình nguồn điện, cơ cấu hợp lý, bảo đảm an toàn hệ thống; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.
Nâng cao chất lượng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng sinh thái, bền vững. Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, đường vành đai, các dự án thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập tại các đô thị; đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung với công nghệ đồng bộ, hiện đại;
6. Xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển; phát triển mạng lưới cơ sở y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ toàn dân; phát triển các thiết chế văn hoá hiện đại, mạng lưới cơ sở văn hoá thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc; phát triển mạnh hạ tầng du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư hạ tầng nông thôn mới cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng, miền. Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ nghiên cứu, quán triệt và triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân Kết luận số 72-KL/TW và Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
Thanh Thanh
Tác giả: tttthao
Ý kiến bạn đọc