Hội thảo “Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập”

Thứ tư - 16/08/2023 03:00 602 0

Chiều ngày 15/8/2023, tại Hội trường B – Hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ kết nối đường truyền Hội thảo khoa học “Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới" do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức.​

Đồng chí Nguyễn Thị Xuân Hương – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh. Dư Hội thảo tại điểm cầu của tỉnh còn có đại diện lãnh đạo: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Khuyến học, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (phụ trách công tác Khoa giáo -VHVN), Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội Cựu Giáo chức tỉnh; Trưởng phòng nghiệp vụ tham mưu công tác tuyên giáo thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; giảng viên Trường Chính trị; đại diện lãnh đạo: ban tuyên giáo các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ (phụ trách công tác Khoa giáo), ban tuyên giáo (tuyên huấn) đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ; Chủ tịch Hội Khuyến học các huyện, thị xã, thành phố.

Ban Tổ chức Hội thảo nhận được 72 bài tham luận. Tại Hội thảo có 11 ý kiến phát biểu với các chủ đề: Phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần giữ gìn, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình “Gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập" gắn kết với phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá", “Thôn, Tổ dân phố văn hoá"; Xây dựng dòng họ học tập, góp phần thúc đẩy học tập suốt đời; Xây dựng mô hình dòng họ học tập góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập"; Chăm lo cho việc học của bản thân và con cháu theo mục tiêu “Học để làm người" – Từ truyền thống của gia đình, dòng họ góp phần xây dựng xã hội học tập; Xây dựng gia đình học tập từ việc giáo dục và làm gương cho trẻ em, tạo nền móng vững chắc để hướng tới xã hôi học tập và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam…


​Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: các cấp, ngành, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của gia đình, dòng họ trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và cung cấp nguồn lực con người và giữ vững ổn định xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước. Phát triển xã hội học tập là phát triển nguồn lực đặc biệt của quốc gia; cần tăng cường xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, tạo môi trường học tập đa dạng, tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng; khuyến khích tinh thần học tập trong cộng đồng, phát triển nền giáo dục có chất lượng, gắn kết mật thiết với thực tiễn. Thúc đẩy xã hội học tập cần sự đóng góp từ mọi tầng lớp trong xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi người Việt Nam. Mỗi gia đình phải có trách nhiệm tạo cơ hội học tập cho các thành viên trong gia đình để có tri thức, có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong tương lai, góp phần phát triển xã hội hiếu học.

Phát huy giá trị văn hoá gia đình, văn hoá dòng họ và văn hoá giáo dục để gắn kết hơn nữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, là mạch nguồn vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; là nơi kết nối, giao lưu, trao truyền, tạo dựng nên hệ giá trị văn hoá cho dân tộc Việt Nam. Mọi công dân phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và có quyền được học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân tốt, công dân số, công dân toàn cầu. Từ văn hoá của mỗi thành viên trong gia đình để tạo nên văn hoá của gia đình, văn hoá của các gia đình trong từng dòng họ sẽ hình thành nên văn hoá dòng họ. Xây dựng các mô hình học tập trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 phải được thực hiện gắn kết với các tiêu chí xây dựng các mô hình văn hoá, góp phần xây dựng nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân cần phải quán triệt quan điểm, chú trọng xây dựng Đảng, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức triển khai thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương về giáo dục nói chung cũng như xây dựng xã hội học tập, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên trong thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết về công tác xây dựng gia đình, công tác giáo dục con người Việt Nam. Đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình, dòng họ, làm lan toả các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, mô hình gia đình văn hoá, phong trào thi đua và điển hình tiêu biểu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam, góp phần xây dựng, phát triển và chấn hưng nền văn hoá Việt Nam, hiện thực hoá phát triển đất nước phồn vinh…

Hoàng Trần


  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập543
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm511
  • Hôm nay14,555
  • Tháng hiện tại220,848
  • Tổng lượt truy cập8,229,553
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây