Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN VĂN SÂU SẮC CỦA ĐẢNG TA

Thứ sáu - 21/07/2023 17:00 245 0

Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của nước ta. Đó là chính sách đặc biệt, thực hiện cho những đối tượng đặc biệt, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng, tiếp nối truyền thống tốt đẹp và đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc.


Chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm tới công tác "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc những người có công với cách mạng. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm "Ngày thương binh" để bày tỏ tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn sâu sắc với những người đã không tiếc máu xương, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Ngày 27/7/1947 - Ngày Thương binh toàn quốc được mở đầu bằng một cuộc mít tinh lớn tại Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và sau đó hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Chính sách với người có công là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định:“Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú".

Phát huy vai trò của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở địa phương trong công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 hằng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nêu cao truyền thống của dân tộc ta “đền ơn đáp nghĩa", các cấp uỷ, tổ chức Đảng, các đơn vị, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm đi sát cuộc sống thực tế của Nhân dân, lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Những chính sách ấy đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng ta góp phần giảm bớt khó khăn cho thương binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.

Tiếp tục phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn", dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) năm 2023, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội sẽ tập trung tổ nhiều hoạt động trang trọng, thiết thực trong dịp kỷ niệm như viếng nghĩa trang liệt sĩ; truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước tại nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên; dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trong toàn tỉnh… Theo kế hoạch dự kiến của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trong dịp này, tỉnh sẽ tổ chức thăm, tặng quà 190 gia đình chính sách là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, 35 cán bộ nguyên là uỷ viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh là thương binh; Anh hùng lực lượng vũ trang, bị nhiễm chất độc hóa học. Các địa phương sẽ tổ chức trao tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời đến các đối tượng người có công và thân nhân liệt sĩ mức 300.000đồng/1 người và 600.000đồng/1 người…

Tình đồng chí, nghĩa đồng bào là bất diệt

Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp lễ trọng để tưởng nhớ, ghi ân đối với các thế hệ tiến bối cách mạng, người có công với nước, củng cố, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá "Uống nước nhớ nguồn", “Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc. Để phát huy truyền thống, văn hoá tốp đẹp của dân tộc, tiếp tục lan toả giá trị nhân văn, thiết nghĩ trong thời gian tới các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục tập trung thực hiện:

Đẩy mạnh tuyên truyền truyền thống yêu nước và đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn" trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và trân trọng tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ và những người có công với nước; biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp đó thành hành động thiết thực góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân chung sức, đồng lòng tri ân, thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công bằng các chương trình cụ thể. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt việc chăm sóc người có công với trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực, là sức mạnh để đạt mục tiêu của Đảng đề ra cũng là nguồn bổ sung phong phú cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước với phương châm “Nhà nước, Nhân dân và những người được hưởng chính sách ưu đãi cùng phấn đấu".

Làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sỹ và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ, thông báo và tạo điều kiện cho các gia đình người thân đến thăm viếng.

Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Thực hiện tốt việc giám sát quá trình xây dựng và thực hiện chính sách người có công với cách mạng; thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng, kiến nghị với cấp uỷ và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng.

Mai Tuấn Kiệt – Trường Chính trị tỉnh

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay5,835
  • Tháng hiện tại422,570
  • Tổng lượt truy cập6,733,162
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây