Tết Chôl Chnăm Thmây vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ, cũng là ngày hạnh phúc, tươi vui nhất trong năm của đồng bào Khmer ở Nam Bộ. Cũng như các dân tộc anh em, đón năm mới, đồng bào Khmer ở Nam Bộ trang hoàng nhà cửa và thực hiện những nghi thức truyền thống, hy vọng một năm mới với nhiều may mắn, sung túc hơn. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023 của đồng bào Khmer diễn ra từ ngày 14 đến 16/4/2023 (nhằm ngày 24, 25 và 26 tháng 02 âm lịch).
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố các hành vi vi phạm của nền tảng mạng xã hội TikTok tại Việt Nam. Từ năm 2019, TikTok có sự phát triển rất mạnh ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh không đi đôi với trách nhiệm để giữ gìn, quản lý nền tảng lành mạnh, an toàn với người dùng. Trước đây, nền tảng TikTok chủ yếu thuần túy giải trí nhưng từ năm 2022 trở lại đây, trên nền tảng TikTok xuất hiện nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, nhiều nội dung độc hại được phát triển mạnh mẽ, tạo thành trào lưu, gây ảnh hưởng đến trẻ em Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành kiểm tra đối với TikTok (dự kiến vào tháng 5/2023), nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của nền tảng này trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam.
Tây Ninh có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng “trung dũng, kiên cường", cùng cả nước tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, trong 21 năm chống Mỹ, đất Tây Ninh kiên cường, thủy chung, son sắt được chọn làm nơi đứng chân của các cơ quan đầu não cách mạng miền Nam để lãnh đạo kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng Tua Hai, thắng lợi trong phản công đánh bại các cuộc càn như Mistiff, Hattisburg, Birmingham, Attenboro, Junction City… của Mỹ-ngụy đã gắn liền với đất và người Tây Ninh, cùng với những di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, lễ hội được nhiều người biết đến.
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa không chỉ đòi hỏi có phẩm chất chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng vận động và thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa.
Sáng ngày 29/3, Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới".
Tây Ninh là địa phương "sở hữu" nóc nhà Đông Nam bộ, nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới, tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á, tòa thánh lớn nhất của đạo Cao Đài.
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Cách đây 70 năm, ngày 15/3/1953, tại khu Đồi Cọ, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL về việc thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam", mở ra con đường xây dựng, phát triển nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bảy thập kỷ qua, điện ảnh cách mạng Việt Nam luôn đồng hành với từng giai đoạn lịch sử dân tộc, phản ánh chân thực và sinh động cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Điện ảnh cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, làm tròn nhiệm vụ phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và hội nhập mạnh mẽ với điện ảnh khu vực và thế giới.
Theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại, từ ngày 1/3/2023, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau: Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng) Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng) Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng) Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đề cương nêu ra ba phương châm lớn của cuộc vận động văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn này là: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Ba phương châm thực chất là ba tính chất, như ba trụ cột cơ bản, đảm bảo cho văn hóa Việt Nam phát triển. Cho đến nay, Đề cương về văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo là một văn kiện lịch sử vô giá. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng; thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc; trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ nhân dân ta, nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng của Đảng; đóng góp quan trọng làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm 1954 và đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đưa đất nước ngày càng vững vàng trên hành trình đổi mới và phát triển.
Đảng ta luôn khẳng định: Phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Đảng xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức-văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng… Để xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa của dân tộc, chúng ta phải phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước.
Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được công bố tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng cuối tháng 2/1943 là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đề cương ra đời trong hoàn cảnh Đảng vẫn còn hoạt động bí mật, đang làm công tác vận động cách mạng. Việt Nam lúc đó mang tính chất xã hội thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, chiến tranh thế giới thứ 2 đang làm cho đất nước kiệt quệ, tình hình chính trị, xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp nhưng cũng đặt ra những thời cơ cho cuộc cách mạng xã hội.
Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đề cương văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử" diễn ra vào tối 28/2/2023, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, các nghệ sĩ tham gia chương trình sẽ tái hiện, khẳng định những dấu ấn lịch sử và sức lan tỏa của Đề cương văn hóa trong suốt chặng đường 80 năm qua; khẳng định những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng.
Tuần phim chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) diễn ra từ ngày 25/2 đến 3/3/2023 trên toàn quốc. Tuần phim giới thiệu những bộ phim có đề tài về văn hóa, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước, con người Việt Nam, phát hành và phổ biến những bộ phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Văn hóa Việt Nam - Cội nguồn và động lực phát triển" nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023). Với 60 tham luận, hội thảo đề cập đến 2 nội dung gồm: Nhìn lại và khẳng định giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam (trong đó nhận diện và làm rõ các giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam, phân tích quá trình vận dụng, phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử) và Dân tộc, đại chúng, khoa học - động lực phát triển văn hóa theo hướng bền vững (phân tích và làm rõ các yêu cầu phát triển văn hóa theo hướng bền vững trong bối cảnh hiện nay; phân tích và đánh giá khả năng vận dụng các nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa của Đề cương vào thực tiễn phát triển văn hóa Việt Nam...).
Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), Hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương thực hiện bộ phim tài liệu đặc biệt “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam". Phim dự kiến chiếu trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20h30 ngày 27/02/2023. Bộ phim gồm khối lượng hình ảnh, tư liệu đồ sộ, chuyển tải thông điệp ý nghĩa, tập trung làm rõ bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam cùng quá trình vận dụng, phát triển những tư tưởng cốt lõi của bản Đề cương lịch sử trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hướng bao phủ toàn dân là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. Tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 91,1 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (tăng 12,8 lần so với năm 1995), đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Về bản chất văn học, nghệ thuật không sinh ra để phục vụ chính trị nhưng trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, nó luôn được các giai cấp sử dụng làm công cụ, phương tiện trong công tác tư tưởng.
Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn dân, hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học…