Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

Thứ ba - 21/05/2024 08:28 364 0
Ngày 20/5, tại Hội trường B – Hội trường Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Đại biểu Trung ương dự Hội nghị có Đồng chí Đỗ Chí Tuệ, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương. Đại biểu tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Bí thư cấp uỷ huyện và tương đương; đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ; Trường Chính trị tỉnh Tây Ninh; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; cơ quan, ban, ngành tỉnh cùng các tập thể, cá nhân được khen thưởng trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và hơn 1.400 đại biểu tại 46 điểm cầu trong toàn tỉnh.

Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Tỉnh uỷ

Hội nghị thông qua báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (viết tắt Nghị quyết số 33-NQ/TW) bằng hình thức chiếu Video Clip. Trong 10 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết và Chương trình hành động số 41- CTr/TU, ngày 18/8/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW đề ra. Từng bước xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam thông qua các tiêu chí, cuộc vận động trong xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, công tác gia đình hằng năm như: xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quy ước khu dân cư; xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo văn minh,… để cá nhân phát triển nhân cách, đạo đức, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước.

Bên cạnh đó, các chuẩn mực trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được xây dựng, đưa vào quy chế, quy định, nội dung, quy tắc của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đầu năm, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đều đăng ký học tập và làm theo Bác. Phát huy giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”; thực hiện tốt các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,…và các giá trị truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.

Để nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, các ngành, các cấp đã thường xuyên phối hợp tổ chức các phong trào thể thao quần chúng từ tỉnh đến cơ sở, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh tham gia.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị luôn quan tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với mục tiêu là “Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng ấp, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình”; thường xuyên chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trọng tâm là mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Qua 10 năm, đã biểu dương, khen thưởng 172 tập thể, 275 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đề xuất Trung ương ghi nhận và Khen thưởng cho 24 tập thể và 43 cá nhân.

Các thiết chế văn hóa đã từng bước được đầu tư, tạo môi trường, điều kiện để Nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, bồi dưỡng phát triển văn hóa, hoàn thiện nhân cách con người.

Tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí; liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội diễn liên hoan khu vực và toàn quốc. Các lễ hội văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ở địa phương được thống kê, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, góp phần làm phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết, định hướng phát triển du lịch. Các hoạt động về biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, phục vụ sách báo, trưng bày triển lãm, thông tin cổ động được quan tâm thực hiện, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của các tầng lớp Nhân dân.

Các hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, tổ chức các cuộc vận động, hội trại sáng tác, các hội thi được thực hiện sôi nổi, tích cực và trách nhiệm. Trong 10 năm qua, đã có 558 tác phẩm đoạt giải thưởng các cấp: Quốc tế, toàn quốc, khu vực, tỉnh và 1.023 tác phẩm được trưng bày triển lãm. Công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật từng bước được nâng cao.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luôn quan tâm chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền căn cứ tình hình thực tế để xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, bố trí quỹ đất, cơ sở hạ tầng, phân bổ kinh phí cho các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, nhất là gắn kết, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hoá phi vật thể; duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống đặc sắc gắn với tổ chức thường xuyên, định kỳ các sự kiện thương mại, dịch vụ, ẩm thực - văn hoá: Lễ hội Nghề làm Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, Nghệ thuật chế biến các món ăn chay Tây Ninh... để phối hợp phát triển văn hoá du lịch, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá văn hóa, công nghiệp văn hóa góp phần phát triển kinh tế Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Hàng năm, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tổ chức đoàn đến thăm và chúc Tết cổ truyền dân tộc Khmer tại tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum Vương quốc Campuchia; tổ chức thường niên các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao với các tỉnh bạn giáp biên của Vương quốc Campuchia nhân các dịp lễ, Tết cổ truyền của 02 dân tộc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW còn một số hạn chế: Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và phát triển văn hóa, con người Tây Ninh chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục; việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị; vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, chủ chốt chưa thực sự nêu gương về đạo đức, phẩm chất làm ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân. Một số nơi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chưa coi trọng xây dựng văn hóa công sở, thực hiện nếp sống văn minh, đạo đức công vụ; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, khát vọng đổi mới.

Mức đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng với với vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển. Một số công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh chưa được đầu tư xây dựng (Bảo tàng tỉnh, nâng cấp Trung tâm Văn hóa tỉnh đạt chuẩn theo quy định…); công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa ở một số địa phương có lúc chưa chặt chẽ. Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực văn hoá chưa được đẩy mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Giá trị các di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) chưa được khai thác và phát huy giá trị trở thành điểm đến, thu hút phát triển du lịch; một số di tích lịch sử - văn hóa xuống cấp nhưng chậm trùng tu, tôn tạo. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, một số nơi hoạt động chưa hiệu quả, chưa khai thác hết công năng cơ sở vật chất được đầu tư; công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao còn hạn chế, kết quả chưa cao, chưa tương xứng với sự phát triển của tỉnh.

Các đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội nghị và tại các điểm cầu

Tại Hội nghị, địa phương, đơn vị, cá nhân tham gia tham luận, trao đổi, bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung của báo cáo.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền cần tiếp tục thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hoá, con người Việt Nam trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhằm thống nhất nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Xem đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển đất nước và xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị cần phải tiếp tục triển khai thực hiện, huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư cho sự phát triển văn hoá và xây dựng con người trong đó có xây dựng văn hoá, con người Tây Ninh văn minh, văn hoá và có đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ để góp phần chung sức đồng lòng xây dựng quê hương Tây Ninh phát triển toàn diện, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của Nhân dân và đồng hành với sự phát triển của vùng Đông Nam bộ và cả nước.

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị

Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thành các kế hoạch, chương trình, đề án cụ thể, sát thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá hiện vật, tư liệu trong Bảo tàng, Thư viện; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể trên nền tảng công nghệ số thống nhất.

Ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các tập thể, cá nhân trong tham mưu, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, tại Hội nghị đã khen thưởng 15 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số Nghị quyết số 33-NQ/TW

Đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số Nghị quyết số 33-NQ/TW

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số Nghị quyết số 33-NQ/TW

Toản cảnh Hội nghị

Nhật Khang

Tác giả: Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Nhật Khang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay232
  • Tháng hiện tại155,596
  • Tổng lượt truy cập8,164,301
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây