Nhiều chuyển biến mới trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Tây Ninh

Thứ tư - 14/08/2024 16:42 164 0
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khoá XI) “Về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, trong những năm qua, công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Tây Ninh có nhiều chuyển biến mới, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh. 

* Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác ứng dụng và phát triển CNTT

Trong thời gian qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung thực hiện công tác ứng dụng và phát triển CNTT thông qua việc ban hành 64 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hoá, đặc biệt là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 16/6/2022 về ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính trong hoạt động của đảng bộ giai đoạn 2021-2025; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh các phiên bản 1.0 và phiên bản 2.0, là cơ sở để xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh của tỉnh; Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 07/02/2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, h tr 50% giá tr hp đồng tư vn gii pháp chuyn đổi s cho doanh nghip và h tr 50% chi phí cho doanh nghip thuê, mua các gii pháp chuyn đổi s.

Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và yêu cầu từng cơ quan, địa phương thành lập Tổ Chỉ đạo chuyển đổi số, bảo đảm người đứng đầu các cấp, các ngành chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số cơ quan, địa phương mình. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mới về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị đối với công tác công tác ứng dụng và phát triển CNTT ở địa phương.

* Nhiều chuyển biến mới trong ứng dụng và phát triển CNTT

- Về hạ tầng viễn thông, tỉnh tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại. Hiện nay, Tây Ninh cơ bản không còn vùng lõm sóng di động; 96,89 % hộ gia đình có điện thoại thông minh; 92,64% hộ gia đình đã có đường truyền cáp quang internet băng rộng; Tây Ninh hiện có 544 hộ nghèo, hộ cận nghèo được doanh nghiệp Viễn thông Tây Ninh hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập năm 2023. 100% cơ quan, đơn vị, địa phương có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Hệ thống hội nghị truyền hình được triển khai, kết nối 100% cơ quan, đơn vị, địa phương đáp ứng yêu cầu tổ chức các cuộc họp từ 04 cấp chính quyền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh cũng đã thành lập, vận hành ổn định Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo hướng điện toán đám mây đáp ứng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin được các cấp uỷ, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao. Hiện trên địa bàn tỉnh, công nghệ thông tin được ứng dụng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Trong đó, đặc biệt rõ nét, tiêu biểu ở các lĩnh vực như: Ngành giáo dục đã xây dựng và khai thác triệt để các trang/cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các bậc học phục vụ cho công tác quản lý và dạy học; hệ thống các trường học được kết nối internet bằng đường truyền cáp quang đạt 100%; cập nhật kịp thời đầy đủ các phần mềm và ứng dụng có hiệu quả các phần mềm đã được Bộ GDĐT triển khai trong các năm học. Lĩnh vực y tế: ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành và chuyên môn hóa các nghiệp vụ, giúp nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân qua phần mềm Quản lý bệnh viện (VNPT-HIS). Lĩnh vực giao thông, an ninh trật tự xã hội: vận hành 608 camera giám sát bao gồm: 27 camera PTZ tầm xa, 75 camera PTZ, 213 camera an ninh thông thường, 30 camera AI an ninh, 30 camera AI giao thông và 233 camera giám sát tại bộ phận 01 cửa tại các huyện, xã, hỗ trợ tốt trong công tác giám sát, theo dõi phục vụ công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Cổng dịch vụ công giúp giải quyết hồ sơ trực tuyến, tiết kiệm thời gian cho Nhân dân.

CNTT còn được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hiện nay tỉnh đã triển khai và sử dụng hiệu quả nhiều hệ thống thông tin cho 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã: giải quyết thủ tục hành chính, quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị, thư điện tử công vụ. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được hợp nhất từ hệ thống “một cửa điện tử” và “Dịch vụ công trực tuyến” được nâng cấp, bổ sung tính năng đáp ứng yêu cầu của Nhân dân. Ngoài ra, các kênh giao tiếp số với người dân, doanh nghiệp tiếp tục được phát triển như: Trang chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh; Kênh YouTube chuyển đổi số Tây Ninh; Kênh TikTok chuyển đổi số Tây Ninh; Ứng dụng Tây Ninh Smart; Fanpage 1022 Tây Ninh; Cổng Zalo chuyển đổi số; Cổng Zalo 1022 Tây Ninh; Cổng thông tin điện tử và Cụm thông tin cơ sở, Kênh chuyển đổi số của Đài PT-TH tỉnh, Báo Tây Ninh...

Triển khai phần mềm Tây Ninh Smart và Cổng hành chính công trên Zalo nhắm tăng cường tương tác,

cung cấp thông tin, phục vụ Nhân dân.

Một điểm nhấn nổi bật khác của việc ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh vào công tác quản lý, điều hành tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016- 2020 và giai đoạn 2021-2025. Hiện nay Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh đã có hơn 800 lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký thành viên trên sàn và 1.500 lượt sản phẩm chào mua, chào bán sản phẩm trên Sàn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các tổ chức, doanh nghiệp ở Tây Ninh.

Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Tây Ninh.

- Vấn đề phát triển công nghiệp công nghệ thông tinnguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh được quan tâm thúc đẩy. Ngày từ năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2383/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Hướng dẫn số 491/HD-UBND, ngày 27/02/2023 để hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng quy trình đầu tư đối với dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghệ, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định tại Luật Đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó có lĩnh vực công nghệ số. Hàng năm, tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản trị, vận hành hệ thống thông tin dùng chung cho nhân sự phụ trách CNTT; kỹ năng sử dụng phần mềm dùng chung của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức; cử cán bộ tham gia các khóa “Đào tạo 100 chuyên gia về Chính phủ điện” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Tổ chức triển khai tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng… tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp công nghệ thông tinnguồn nhân lực.

Ứng dụng phần mềm Egov xử lý văn bản được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Các cấp uỷ, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Hiện 100% máy tính phục vụ công việc của các cơ quan hành chính nhà nước tới cấp xã được trang bị phần mềm phòng chống mã độc. Đồng thời Đội Ứng cứu xử lý sự cố ATTT mạng của tỉnh đảm bảo hoạt động thường xuyên, kịp thời ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố gây mất ATTT mạng trên địa bàn tỉnh, tham gia hoạt động ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTT mạng quốc gia khi có yêu cầu.

* Tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới

Có thể nói, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc với các cấp uỷ, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, tổ chức trong tỉnh nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả chỉ đạo, quản lý; nâng cao năng suất, hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh của tất cả các tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua thì việc ứng dụng, phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như: nhận thức và hành động liên quan đến công nghệ thông tin của một số lãnh đạo các cấp, các ngành chưa cao, nên công tác chỉ đạo, điều hành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa mạnh mẽ, quyết liệt; xếp hạng công nghệ thông tin (nay là xếp hạng chuyển đổi số) của Tây Ninh những năm gần đây không cao; nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị hiện vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ...

Do đó, thiết nghĩ để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, các cấp uỷ, địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với ứng dụng và phát triển CNTT, công nghệ số, chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và Nhân dân trong toàn tỉnh về vai trò quan trọng của CNTT trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng, phát triển CNTT, chuyển đổi số, ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT hợp với đặc thù phát triển kinh tế của tỉnh. Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ với quốc gia; chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; hình thành đội ngũ chuyên gia về CNTT, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng.

Đẩy mạnh đào tạo, phổ cập kỹ năng số cho người dân, thường xuyên thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức tự bảo vệ trên môi trường mạng, đưa nội dung đào tạo về kiến thức, kỹ năng số vào chương trình các cấp học. Tăng cường xây dựng đội ngũ chuyên gia an toàn, an ninh mạng để kịp thời theo dõi, phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao…

 

Hoàng Trần

Tác giả: Trần Hoàng Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay22,252
  • Tháng hiện tại261,221
  • Tổng lượt truy cập7,197,870
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây