Trảng Bàng sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, về xây dựng và phát triển văn hoá, con người việt nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thứ bảy - 04/05/2024 08:36 23 0
Qua 10 năm, triển khai thưc hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, thị xã Trảng Bàng đã ban hành nhiều văn bản về văn hóa, văn học, nghệ thuật, chú trọng xây dựng các phong trào, cuộc vận động về phát triển văn hóa thiết thực, phù hợp và đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm nên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng việc xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, xem đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, từ đó đã tác động tích cực đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa của địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng giáo dục các giá trị cốt lõi về đạo đức, nhân cách con người, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn về truyền thống và lịch sử của dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam. Xác định đầu tư phát triển văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho nhân dân; cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu, đi đầu trong việc xây dựng và phát triển văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nghi thức thỉnh sắc trong Lễ Kỳ Yên Đình thần Gia Lộc

Nghi thức thỉnh sắc trong Lễ Kỳ Yên Đình thần Gia Lộc

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Trảng Bàng đã tập trung xây dựng hình ảnh người Trảng Bàng có nhân cách, lối sống tốt đẹp thông qua các cuộc vận động trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Phong trào đã tập hợp, đoàn kết các lực lượng, khơi dậy và phát huy được tính tích cực sáng tạo, nguồn lực của Nhân dân, tạo ra sức mạnh toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Công tác gia đình được triển khai đồng bộ, đạt kết quả; mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội đã được các ngành, đoàn thể quan tâm; những nét đẹp truyền thống trong mối quan hệ ứng xử, tình cảm giữa người và người được gìn giữ và ngày càng được nhân rộng; các giá trị truyền thống tốt đẹp về gia đình Việt Nam được gìn giữ và kế thừa; gia đình văn hóa trở thành lực lượng nồng cốt thực hiện các phong trào thi đua, nhiều gương gia đình văn hóa tiêu biểu trở thành các nhân tố điển hình tiên tiến.

Các nghệ nhân tráng và nướng bánh tráng tại Lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Các nghệ nhân tráng và nướng bánh tráng tại Lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Trong những năm qua, thực hiện việc phân cấp quản lý di tích đã góp phần tăng cường trách nhiệm của các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị di tích. Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thị xã được giữ gìn và phát huy, một số di sản phi vật thể đạt tiêu chí theo quy định đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là Di sản Lễ Kỳ Yên đình Gia Lộc và Làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Thông qua các hoạt động phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, phong tục tập quán, các lễ hội được phục hồi, hoạt động theo đúng pháp luật. Một số lễ hội đã trở thành sản phẩm du lịch khá độc đáo, gắn với việc quảng bá hình ảnh của thị xã Trảng Bàng nói riêng và tỉnh Tây Ninh nói chung như: họp mặt truyền thống Hội thề Rừng Rong, lễ hội Làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, Lễ Kỳ Yên đình Gia Lộc…Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm.

Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, là nơi để tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục cộng đồng, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt, nâng cao mức hưởng thụ; khơi dậy tiềm năng sáng tạo văn hóa trong nhân dân; kết quả đã xây dựng được 10/10 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường; 34 nhà văn hóa ấp và 45 khu phố. Đến nay, thị xã Trảng Bàng có hơn 40.760 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", đạt 93,77%; tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 33,25%; 27,25% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; 100% cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa; 100% cơ sở tín ngưỡng tôn giáo đạt chuẩn văn minh; 06/06 phường giữ vững danh hiệu “Phường đô thị văn minh”; 02/04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 01 Chi hội văn học nghệ thuật thị xã với 22 hội viên; 57 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 11 câu lạc bộ đơn ca tài tử; 55 nhóm phòng chống bạo lực gia đình; 10 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

 Hoạt động thông tin truyền thông, nhất là thông tin đại chúng được đầu tư phát triển, chất lượng thông tin từng bước được nâng lên. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa và các dịch vụ văn hóa, thông tin truyền thông được thực hiện khá chặt chẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Toàn thị xã 22 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 07 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh; 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm Lễ Kỳ Yên Đình thần Gia Lộc và Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm triển khai thực hiện với tổng kinh phí hơn 9,6 tỷ đồng.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn một số hạn chế: Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa có lúc chưa đạt hiệu quả cao. Văn hóa truyền thống gia đình dần bị phai nhạt, văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống của một số gia đình bị xuống cấp; ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn nhiều hạn chế. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chưa phong phú, chất lượng một số chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ quần chúng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; cơ sở vật chất trong lĩnh vực thể dục thể thao còn hạn chế chưa thu hút người dân tham gia, chưa đáp ứng được yêu cầu vui chơi, giải trí, hưởng thụ, sáng tạo của người dân; Xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá còn chậm chưa tương xứng với nguồn lực xã hội. Việc quản lý tôn tạo các di tích trên địa bàn thuộc thẩm quyền còn bất cập.

Để tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận số 76-KL/TW gắn với thực hiện ý kiến kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong troàn thị xã tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ sau: 

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, tập trung nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hoá của địa phương.

2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, con người đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết số 23 -NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Nghị quyết số 33 -NQ/TW; kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ thị xã, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị số 05 -CT/TW gắn với thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, trong đó cần nhấn mạnh đến những giải pháp mang tính chất đột phá ở từng giai đoạn.

3. Tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hóa trên địa bàn, cần có giải pháp tích cực đối với điểm dịch vụ Internet và người sử dụng, khai thác mạng Internet có chọn lọc, đồng thời tăng cường công tác đấu tranh, phê phán nhằm đẩy lùi các tư tưởng tiêu cực, văn hóa lạc hậu trong đời sống xã hội, phản bác những thông tin sai trái, quan điểm thù địch, chống phá cách mạng nước ta, xuyên tạc lịch sử, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta làm ảnh hưởng đến hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý và các tổ chức để xây dựng và thực hiện hiệu quả các thiết chế văn hoá ở cơ sở; chủ động xây dựng các giải pháp và đưa các mục tiêu phát triển văn hoá vào các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các hoạt động văn hoá, nghệ thuật bằng nhiều hình thức phù hợp và đa dạng về nội dung để thu hút đông đảo nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Tăng cường việc đa dạng hóa các hoạt động văn hoá, nghệ thuật ở địa phương; gắn kết các hoạt động văn hóa, lễ hội với hoạt động thể dục thể thao, chú trọng phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc. Tiếp tục duy trì và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca Tài tử - Cải lương; thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đẩy mạnh việc thành lập các điểm văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao dân lập nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa quần chúng phát triển mạnh mẽ. Xây dựng giải pháp tăng đầu tư ngân sách cho sự nghiệp phát triển lĩnh vực văn hoá, nhất là đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng các xã, phường và văn phòng ấp, khu phố để hoạt động văn hóa đạt hiệu quả.

5. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm văn hoá từng bước đáp ứng yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ hiện nay. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và định hướng hoạt động văn hoá, nghệ thuật cho phù hợp từng địa phương, từng loại hình hoạt động…Đồng thời, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích tốt trong hoạt động văn hoá.

6. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình Quốc gia xây dựng xây dựng nông thôn mới,  nông thôn mới nâng cao, phường văn minh đô thị, đô thị văn minh. Xây dựng giải pháp tăng đầu tư ngân sách cho sự nghiệp phát triển lĩnh vực văn hoá, nhất là đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng các xã, phường và Văn phòng ấp, khu phố để hoạt động văn hóa đạt hiệu quả và chất lượng cao. Đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực văn hoá để huy động  mọi tiềm năng, vật chất toàn xã hội, đồng thời tạo điều kiện để các tầng lớp nhn dân tham gia hoạt động, hưởng thụ và sáng tạo văn hoá.

Nguyễn Thông

Tác giả: BTG Thị uỷ Trảng Bàng, Nguyễn Thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

chuyển đổi số
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
thong bao noi bo
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay139
  • Tháng hiện tại382,896
  • Tổng lượt truy cập3,467,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây