Khu vực kinh tế tập thể, HTX đã bước đầu có chuyển biến tích cực về chất và lượng

Thứ tư - 16/02/2022 22:00 86 0

  ​Ngày 15/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/30/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Quang cảnh hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh và ông Trần Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Hợp tác xã đang phục hồi và phát triển khá ổn định

Hội nghị nhận định, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 10 năm thi hành Luật HTX, đã có những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển HTX, nổi bật nhất là sự thay đổi mô hình HTX kém hiệu quả sang mô hình HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Khu vực kinh tế tập thể đã có bước phát triển mới về chất và lượng, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đến cuối năm 2021, cả nước có 69.294 THT (34.871 THT trong lĩnh vực nông nghiệp và 34.423 THT phi nông nghiệp), giảm 24.506 THT (khoảng 26%) so với cuối năm 2001, thu hút 1.096.700 thành viên tham gia. Doanh thu bình quân của 1 THT là 294,85 triệu đồng/năm, tăng 6,5 lần so với năm 2001. Lãi bình quân của 1 THT là 49 triệu đồng/năm, tăng 6,8 lần so với năm 2001.

Hoạt động của THT chủ yếu hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm; động viên và cùng nhau xây dựng kênh mương, bờ bao chống lũ; tổ chức bơm nước, làm đất; xây dựng quỹ tương trợ giúp nhau vốn sản xuất.

Về hợp tác xã (HTX), dự kiến đến 31/12/2021, toàn quốc có 27.342 HTX, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Số lượng HTX tăng 16.420 HTX. Tính đến 31/12/2021, số lao động làm việc trong HTX là 1.078.000 người, tăng 549.693 người (gấp 2 lần) so với thời điểm 31/12/2001.

Mặc dù khó khăn nhưng hiệu quả hoạt động của các HTX ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của HTX năm 2021 tăng lên so với thời điểm năm 2001. Tổng số cán bộ HTX tăng từ 39.438 người năm 2001 lên 109.307 người năm 2021 (tăng 2,8 lần). Đội ngũ cán bộ có trình độ, được đào tạo cũng được tăng theo thời gian.

Mô hình HTX tác động đến kinh tế thành viên thông qua tạo việc làm, giảm chi phí, tăng giá bán, góp phần cải thiện thu nhập, xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, giữa hộ thành viên HTX so với hộ không phải là thành viên HTX về năng suất lao động không chênh nhau nhưng giá thành thì có sự chênh lệch rõ rệt.

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, khu vực HTX đang phục hồi và phát triển khá ổn định. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển trên khắp các vùng miền, chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX hỗ trợ kinh tế hộ thành viên, tạo việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Số lượng HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị ngày càng gia tăng, đang dần trở thành phương thức sản xuất tối ưu để phát triển bền vững. Đến năm 2021, cả nước có gần 1.200 HTX tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều HTX liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. Một số HTX đã chủ động nghiên cứu, mở rộng thị trường, không những trong nước mà còn xuất khẩu.


Thành viên HTX nông nghiệp cấy lúa bằng máy.

Tập trung phát triển chất lượng

Sau 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, khu vực KTTT, HTX tiếp tục phát triển ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế thành viên, hộ gia đình, cá thể. Các chỉ số của HTX, liên hiệp HTX như trung bình về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động, trình độ cán bộ quản lý... đều có sự tăng trưởng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như: mức tăng trưởng còn thấp, hiệu quả hoạt động của HTX còn chưa cao, số lượng thành viên, lao động thường xuyên trong khu vực KTTT ngày càng giảm, đóng góp khu vực KTTT là thấp nhất so với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân, HTX thiếu sức cạnh tranh.

Sau hơn 10 năm triển khai Luật HTX năm 2012, nhận thức về bản chất tổ chức HTX bước đầu đã dần được khẳng định và thống nhất trong toàn xã hội. Xã hội nói chung và HTX nói riêng đã dần phân biệt được giữa HTX với doanh nghiệp, với tổ chức xã hội và với HTX kiểu cũ. Ưu thế và vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế hộ thành viên, kinh tế địa phương nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung dần được khẳng định

Số lượng HTX tăng lên, doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, từng bước hoạt động ổn định, qua đó, tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị tại cộng đồng.

Những năm gần đây, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 đã tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019.

 Số lượng các HTX áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng nhiều. Trình độ cán bộ quản lý HTX được nâng cao rõ rệt. Một số HTX có đội ngũ cán bộ tâm huyết, có kinh nghiệm, nhạy bén với cơ chế thị trường, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của HTX.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất hàng hoá phi tiêu chuẩn không có chỗ đứng, không có khả năng cạnh tranh và không thể tồn tại. Vì vậy, hợp tác là con đường tất yếu để cùng phát triển.

Cần xác định mục tiêu phát triển HTX

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần xác định mục tiêu phát triển KTTT theo hướng trọng tâm, mạnh dạn đầu tư vào khoa học công nghệ nâng cao chuỗi giá trị. Tiếp tục hoàn thiện thể chế tháo gỡ điểm nghẽn trên cơ sở tôn trọng thị trường. Vận dụng sáng tạo khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số sang nền kinh tế xanh tuần hoàn.

Huy động mọi nguồn lực hợp pháp nhất là đối tác. Có mô hình quản trị kinh tế tiên tiến kết hợp truyền thống phù hợp với Việt Nam phù hợp trong nước và quốc tế. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh gắn với thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Tăng cường liên doanh, liên kết xây dựng thuơng hiệu sản phẩm theo thế mạnh vùng nguyên liệu của vùng miền, hợp lý với điều kiện, sản phẩm, quy mô. Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ. Khắc phục tình trạng phát triển nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ tự phát.

Phải đi con đường chính ngạch sản phẩm mới ổn định, đi vào thị trường khó tính. Xoá bỏ rào cản, điểm nghẽn, tạo môi trường thuận lợi phát triển mạnh mẽ cho KTTT phù hợp với hoàn cảnh điều kiện; phù hợp với nguồn lực mình có.

Nhi Trần

Nguồn BTNO

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay1,139
  • Tháng hiện tại20,648
  • Tổng lượt truy cập7,818,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây