Chuyển đổi số để phục vụ người dân ngày một tốt hơn

Thứ hai - 25/04/2022 17:00 344 0

  ​Năm 2022, Tây Ninh đề ra mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT). Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành, nhất là các ngành được lựa chọn ưu tiên chuyển đổi số trước.


Kiểm tra hệ thống camera giám sát trên địa bàn xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu. Ảnh: Phương Thuý

Xây dựng nền tảng đô thị thông minh phát triển bền vững đi đôi với tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân, xã hội ngày một tốt hơn; nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân; cung cấp dịch vụ công thuận tiện, tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động chuyển đổi số; cải thiện chỉ số chuyển đổi số của tỉnh, nhất là các chỉ tiêu về kinh tế số và xã hội số.

Theo kế hoạch, tỉnh đảm bảo 100% dịch vụ công (DVC) đáp ứng đủ điều kiện đưa lên mức độ 4 được tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia. Tăng tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 30% trở lên.

Tỉnh nâng cấp, bổ sung tiện ích trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, dễ sử dụng, đầy đủ các thành phần theo quy định. Tỉnh cũng sẽ thí điểm triển khai hệ thống Wifi công cộng phục vụ người dân và du khách tại các điểm trung tâm, khu du lịch…

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Tây Ninh tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý của tỉnh về chuyển đổi số, đặc biệt là chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT, nhất là chuyên ngành về an toàn thông tin; xây dựng đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, công dân số trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; xây dựng quy định mở dữ liệu ngành cho người dân, doanh nghiệp cùng khai thác, chia sẻ và cập nhật…

Năm 2022, tỉnh triển khai đề án trang bị camera giám sát an ninh trật tự tập trung trên địa bàn tỉnh, tại một số vị trí quan trọng, những nơi phức tạp về an ninh trật tự và một số nơi đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương…

Đáng chú ý là tỉnh chủ trương xây dựng nền tảng mạng xã hội nội bộ để trao đổi, xử lý công việc chuyên môn thay thế việc sử dụng các mạng xã hội công cộng như Zalo, Viber để lưu, chuyển văn bản và chỉ đạo, điều hành công việc của chính quyền; nâng cấp ứng dụng Tây Ninh Smart nhằm tích hợp các hệ thống dùng chung của tỉnh lên ứng dụng di dộng; tăng cường phương thức giao tiếp thông tin giữa công dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng di dộng tiện ích; xây dựng Đề án triển khai tổng đài 1022 tỉnh tích hợp hệ thống phản ánh hiện trường 1022 và thông tin phản ánh về hành chính công trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường phương thức giao tiếp thông tin giữa công dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.


Theo dõi công tác giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống camera giám sát tại Trung tâm Hành chính Công. Ảnh: Tâm Giang

Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm vấn đề phát triển kinh tế số bằng việc xây dựng và triển khai các văn bản định hướng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của UBND tỉnh; tổ chức nhân sự và mạng lưới doanh nghiệp kinh tế số; xây dựng, số hóa các hạng mục dữ liệu; nâng cao mức độ thuận tiện, hiệu quả của dữ liệu do cơ quan nhà nước cung cấp; xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án phát triển doanh nghiệp công nghệ số; ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động kinh doanh số, thương mại điện tử; triển khai công nghệ nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh ưu tiên chuyên đổi như y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, nông nghiệp; xây dựng giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số và kinh doanh số; đào tạo kỹ năng về kinh tế số cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về xã hội số, tỉnh xây dựng và triển khai các văn bản định hướng về phát triển xã hội số ở tỉnh và ở từng dịa phương; xây dựng, số hóa các hạng mục dữ liệu; phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp; phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.

Việc chuyển đổi số cũng được quan tâm trong lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình. Theo đó, toàn bộ các chương trình truyền hình và phát thanh được số hóa ngay từ khi lập kế hoạch thực hiện chương trình và được xử lý số trong toàn bộ quá trình sản xuất, phát sóng, truyền dẫn và phân phối số đến khán giả; tất cả hạ tầng số hiện tại (Youtube, Facebook, Tiktok, website, ứng dụng di động...) sẽ được khai thác tối đa.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện chuyển đổi số trong năm 2022 khoảng gần 50 tỷ đồng.

An Khang

Nguồn BTNO

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay6,066
  • Tháng hiện tại99,845
  • Tổng lượt truy cập7,505,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây