Các cơ sở đảng đầu tiên ở Tây Ninh và Bí thư Tỉnh uỷ qua các thời kỳ.

Thứ năm - 02/07/2020 22:00 1.670 0

Các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (Kỳ 2).


Đồng chí Huỳnh Văn Thanh (1944)

Tháng 9/1944, đồng chí Huỳnh Văn Thanh liên lạc được với Xứ ủy, đồng chí cùng vợ là nữ đồng chí Mỹ Lan đem chương trình Việt Minh về Tây Ninh phổ biến. Hai đồng chí ở nhà đồng chí Nguyễn Tri Túc, móc nối lại các cơ sở Đảng và các đảng viên hoạt động lẻ. Sau đó, đồng chí Huỳnh Văn Thanh tổ chức cuộc họp chung tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Chấn ở Quán Cơm, thông báo tình hình thời sự trong nước và quốc tế, phổ biến chỉ thị của Xứ ủy và phân công trách nhiệm, phân vùng hoạt động cho các đảng viên. Từ đó, đảng viên bắt đầu hoạt động có tổ chức và thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh (Tỉnh ủy), đồng chí Huỳnh Văn Thanh làm Trưởng Ban Cán sự Đảng tỉnh.

Đồng chí Trần Xuân (1945)

Sau khi giành chính quyền thắng lợi, chính quyền cách mạng và Mặt trận các cấp được thành lập để từng bước ổn định đời sống Nhân dân. Tỉnh ủy lâm thời Tây Ninh được Xứ ủy chỉ định gồm 11 đồng chí, trong đó có 6 đồng chí hoạt động cách mạng từ trước đó như Trần Văn Mạnh, Phạm Tung, Trần Kim Tấn, Trương Mỹ Lan, Nguyễn Văn Chấn, Trần Văn Đẩu và năm đồng chí của Xứ ủy đưa về là đồng chí Trần Xuân, Lê Đình Nhơn, Nguyễn Trọng Cát, Thuần, Đặng Ngọc Chinh (Vũ). Đồng chí Trần Xuân làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Trong danh sách 11 đồng chí Tỉnh ủy lâm thời không có tên đồng chí Huỳnh Văn Thanh, Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh, vì đồng chí bị thực dân Pháp bắt trên đường về Xứ ủy báo cáo tình hình.

Đồng chí Phạm Tung (1945 - 12/1946)

Ngày 08/11/1945, thực dân Pháp tấn công Tây Ninh theo hai hướng: từ Sài Gòn và từ Campuchia sang, hợp điểm tại Gò Dầu, rồi theo quốc lộ 22 tiến đánh thị xã. Tỉnh ủy lâm thời chỉ đạo lập các phòng tuyến dọc quốc lộ I ở Suối Sâu (An Tịnh, Trảng Bàng), Trâm Vàng (Thanh Phước, Gò Dầu); quốc lộ 22 ở Bến Kéo.

Sau khi mặt trận Bến Kéo bị vỡ, lực lượng vũ trang tỉnh rút ra vùng Tà Hụp (xã Thanh Điền). Tỉnh ủy lâm thời và các cơ quan của tỉnh cũng rút ra Tà Hụp, bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến tiếp theo. Lúc này, đồng chí Trần Xuân, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời chuyển công tác khác, các đồng chí còn lại trong Tỉnh ủy lâm thời trao đổi và nhất trí chấn chỉnh lại tổ chức cho gọn nhẹ, để phù hợp với tình hình diễn biến cấp bách, gồm 5 đồng chí: Phạm Tung, Đặng Ngọc Chinh, Nguyễn Trọng Cát, Trần Kim Tấn và đồng chí Trần Thuần, do đồng chí Phạm Tung làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đồng chí Nguyễn Hữu Dụ (12/1946 - 1949)

nguyen huu du.jpg

Đồng chí Nguyễn Hữu Dụ - Bí thư Tỉnh ủy (1946-1949)

Cuối năm 1946, theo chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ, đồng chí Nguyễn Đức Thuận về Tây Ninh triệu tập hội nghị đảng viên toàn tỉnh. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 5 đồng chí: Nguyễn Hữu Dụ, Trần Thuần, Nguyễn Trọng Cát, Phạm Tung, Trần Kim Tấn, do đồng chí Nguyễn Hữu Dụ làm Bí thư Tỉnh ủy.

Hội nghị đảng viên cuối năm 1946 có ý nghĩa như đại hội Đảng bộ tỉnh, kết thúc nhiệm vụ lịch sử của Ban Tỉnh ủy lâm thời trong thời kỳ Đảng hoạt động bí mật.

Đồng chí Lê Lai (1949 - 02/1951)

le lai.jpg

Đồng chí Lê Lai - Bí thư Tỉnh ủy (1949-02/1951)

Đầu năm 1949, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp được tổ chức tại căn cứ Trà Vong. Tham dự Đại hội có khoảng 80 đại biểu của các huyện và các cơ quan ban ngành tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 9 đồng chí: Lê Lai, Nguyễn Hữu Dụ, Trần Thuần, Phạm Tung, Trần Kim Tấn, Nguyễn Văn Dung, Lê Đình Nhơn, Nguyễn Văn Nữ, Nguyễn Văn Tốt. Đồng chí Lê Lai được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Hữu Dụ, Phó bí thư kiêm Bí thư Đảng ủy Trung đoàn 311.

Tháng 02/1951, đồng chí Lê Lai được Xứ ủy Nam bộ rút về nhận nhiệm vụ mới.

Đồng chí Trịnh Phong Đáng (Tư Đáng) (02/1951)

Sau khi đồng chí Lê Lai được Xứ uỷ Nam bộ rút về, tháng 02/1951, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức hội nghị bầu bổ sung Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng chí Trịnh Phong Đáng (Tư Đáng) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đồng chí Nguyễn Trọng Cát (tức Trịnh Đình Sang - Ba Cát) (10/1954 - 1956)

Tháng 01/1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục và thành lập Xứ ủy Nam bộ. Xứ ủy giải thể các Phân liên Khu ủy trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức lại 3 Liên Tỉnh ủy: miền Đông, miền Trung, miền Tây và Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Tháng 10/1954, để công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời thích ứng với tình hình mới, Liên tỉnh ủy miền Đông quyết định tách Tây Ninh thành tỉnh riêng theo ranh giới cũ (do lúc này Tây Ninh và hai huyện Gò Vấp, Hóc Môn của tỉnh Gia Định; hai huyện Đức Hoà Thành, Trung Huyện của tỉnh Chợ Lớn sáp nhập thành tỉnh Gia Định - Ninh) và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Trọng Cát (tức Trịnh Đình Sang - Ba Cát) làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Võ Văn Truyện (Tám Hoà), Phó bí thư Tỉnh ủy.

Cuối năm 1956, Xứ ủy Nam bộ quyết định bổ sung, kiện toàn Liên Tỉnh ủy miền Đông, Tỉnh ủy các tỉnh ở miền Đông cũng được củng cố. Đồng chí Nguyễn Trọng Cát (tức Trịnh Đình Sang - Ba Cát), được rút về công tác ở Liên Tỉnh ủy miền Đông.

Đồng chí Võ Văn Truyện (Tám Hoà) (1956-1963)

vo van truyen.jpg 

Đồng chí Võ Văn Truyện - Bí thư Tỉnh ủy (1956-1963)

Sau khi đồng chí Nguyễn Trọng Cát (tức Trịnh Đình Sang - Ba Cát) được rút về công tác ở Liên Tỉnh uỷ miền Đông, đồng chí Võ Văn Truyện (Tám Hòa), Phó bí thư Tỉnh ủy được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.

Đồng chí Nguyễn Văn Tốt (1963-1967)

nguyen van tot - hai binh.jpg

Đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình) - Bí thư Tỉnh ủy (1963-1967)

Cuối năm 1963, đồng chí Võ Văn Truyện (Tám Hoà), Bí thư Tỉnh ủy được rút về công tác ở Khu ủy miền Đông, đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình) được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 5/1965, theo chỉ đạo của Trung ương cục, Tây Ninh tổ chức Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ, họp tại trường Đảng tỉnh ở Bến Cây Sao (Phước Vinh). Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 25 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình) tiếp tục được bầu làm Bí thư, các đồng chí Ngô Văn Lực (tức Nguyễn Văn Hải - Bảy Hải) và Phạm Tung (Út Thành) làm Phó bí thư. 

Đồng chí Ngô Văn Lực (tức Nguyễn Văn Hải - Bảy Hải) (1967-1976)

bảy hai.jpg

Đồng chí Ngô Văn Lực (tức Nguyễn Văn Hải - Bảy Hải) - Bí thư Tỉnh ủy (1967-1976)

Tháng 10/1967, theo yêu cầu tổ chức lại chiến trường chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền thành lập vùng trọng điểm Sài Gòn gồm 6 phân khu, Tây Ninh không còn thuộc Quân khu 7 (vì Quân khu 7 giải thể để thành lập các phân khu) mà trực thuộc Trung cương Cục, đưa huyện Trảng Bàng nhập về Phân khu I.

Đồng chí Đoàn Văn Dữ, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy cùng một số đồng chí tăng cường cho phân khu I. Điều Tiểu đoàn 16 cho phân khu II. Đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình), Bí thư Tỉnh ủy được điều lên công tác ở Trung ương Cục, đồng chí Ngô Văn Lực (tức Nguyễn Văn Hải - Bảy Hải), Phó bí thư, làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Tháng 02/1970, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ hai trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 27 ủy viên (có 4 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Ngô Văn Lực (tức Nguyễn Văn Hải - Bảy Hải) tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy; hai đồng chí Nguyễn Văn Thắng và Đặng Văn Lý (Mười Đôi) là Phó bí thư Tỉnh ủy.

Tóm lại, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Tây Ninh đã trải qua 04 kỳ Đại hội. Trong đó, có 2 kỳ hội nghị (đại hội) trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (gồm Hội nghị đảng viên năm 1946 và Đại hội năm 1949); 02 đại hội trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (gồm Đại hội năm 1965 và Đại hội năm 1970); và qua 04 lần Đại hội, đã có 10 đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ. Riêng giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ tháng 02/1951 đến tháng 10/1954, Tây Ninh không có Bí thư Tỉnh uỷ. Do thời kỳ này, thực hiện chủ trương của Trung ương Cục, tỉnh Tây Ninh với hai huyện Đức Hoà Thành, Trung Huyện của tỉnh Chợ Lớn và hai huyện Gò Vấp, Hóc Môn của tỉnh Gia Định sáp nhập lại thành tỉnh Gia Định-Ninh. Tỉnh ủy Gia Định-Ninh được chỉ định gồm 13 đồng chí (Gia Định 9, Tây Ninh 2, Chợ Lớn 2), do đồng chí Phạm Văn Chiêu làm Bí thư Tỉnh ủy, sau đó đồng chí Tô Ký làm Bí thư Tỉnh ủy.

​NHP

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập229
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay10,841
  • Tháng hiện tại217,134
  • Tổng lượt truy cập8,225,839
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây