Góc nhìn giáo dục: Hòn đá tảng trong phương pháp dạy và học

Thứ ba - 02/01/2024 07:42 477 0
Tháng 7-1951, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Trường Chính trị Trung cấp (tiền thân của Học viện Chính trị) và cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Giám đốc nhà trường.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đề ra nhiều mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ chính trị. Ngày 28-8-1951, khai giảng khóa học đầu tiên, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ rõ: Trong học tập phải học cả lý luận và thực hành, học kinh nghiệm cũ còn thích hợp và kinh nghiệm mới phát triển. Trong bài nói chuyện tại Trường Chính trị trung cao cấp ngày 4-4-1958, khi nêu phương châm, phương pháp dạy học lý luận Mác-Lênin, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khẳng định: Lý luận thống nhất với thực tiễn là một đặc điểm trọng yếu của Chủ nghĩa Mác-Lênin, là hòn đá tảng của nó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ Quân đội năm 1960. Ảnh tư liệu

Qua các nội dung chỉ đạo, Đại tướng đã nêu rõ phương pháp trong dạy và học đó là phải gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp giữa học tập tại nhà trường và ở đơn vị, phải liên hệ bài giảng với thực tế để trị bệnh giáo điều, lý thuyết suông và hiểu mọi sự việc sâu sắc hơn. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác-Lênin vừa là nhận thức luận vừa là phương pháp luận khoa học được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh coi đó là hòn đá tảng trong phương pháp dạy và học.

Quán triệt quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị nói riêng và các nhà trường trong Quân đội nói chung đã vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn coi đây là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 

Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại đòi hỏi các học viện, nhà trường trong Quân đội phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhà trường phải gắn bó chặt chẽ với đơn vị thông qua các hoạt động tham quan thực tế, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn đơn vị để đưa vào giảng dạy theo đúng phương châm “chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”.

Đội ngũ nhà giáo cần chuyển đổi phương pháp dạy học vận dụng những kiến thức lý luận vào lý giải và làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn, tăng khả năng gợi mở, kích thích tư duy sáng tạo của học viên. Đối với người học, cần phát huy khả năng tự nghiên cứu, học tập, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tế sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, lao động, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên từng cương vị, chức trách được giao.

Nguồn qdnd

Tác giả: Trần Đăng Khoa, Dẫn nguồn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập66
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay2,673
  • Tháng hiện tại158,037
  • Tổng lượt truy cập8,166,742
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây