"Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” trong thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Theo đó, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW yêu các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, triển khai đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 43-CT/TW, Kế hoạch này đến cấp uỷ cơ sở và cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân. Đồng thời, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm:
Tiếp tục nghiên cứu sâu rộng, toàn diện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới; Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Kết luận số 119-KL/TW, ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; thường xuyên rà soát, cụ thể hoá kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.
Đảm bảo nguyên tắc "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” trong xây dựng kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận,... của Đảng trong công tác thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước; có cơ chế giám sát việc triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp, kịp thời điều chỉnh, đề ra các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, sát với tình hình thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Xác định kết quả công tác thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên được giao trách nhiệm trong công tác này. Chú trọng xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, xây dựng chính sách, pháp luật có đạo đức, bản lĩnh chính trị, kỹ năng, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và phản biện xã hội; xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác này. Kịp thời khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu: các cấp uỷ, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Yêu cầu cấp uỷ Hội đồng nhân dân tỉnh, Đảng uỷ Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để chủ động sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn.
Giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ hướng dẫn, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền Chỉ thị số 43-CT/TW và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW trên địa bàn tỉnh. Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ nghiên cứu, tham mưu đưa việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW vào Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá, hàng năm. Ban Nội chính Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ hằng năm tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ báo cáo kết quả thực hiện…
Hoàng Nguyên