Cách giảm thiểu lây lan COVID-19 giữa những người sống cùng nhà

Thứ bảy - 12/02/2022 16:00 117 0

  Với những người sống cùng một nhà, nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, bất kể biến thể nào, là rất cao vì có nhiều thời gian tiếp xúc.



Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, theo ước tính hồi tháng 12/2021 của giới chức y tế Anh, nguy cơ lây lan biến thể Omicron giữa người trong cùng một nhà cao gấp 3 lần so với biến thể Delta. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Chuyên gia Alex Huffman thuộc Đại học Denver cho biết: "Có nhiều bề mặt có độ tiếp xúc cao không được làm sạch thường xuyên. Bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn nước bọt thường xuyên hơn, đặc biệt là nếu có trẻ nhỏ. Bạn có thể không đeo khẩu trang trong nhà, thường xuyên ngồi sát nhau nên khi ho có thể dễ dàng khiến giọt bắn lớn ảnh hưởng tới người khác".

Chuyên gia trên nhấn mạnh môi trường trong nhà làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm với virus khi hít thở, do đó có khả năng thông gió của nhà đóng vai trò quyết định trong việc giảm nguy cơ này. Nhiều căn hộ và ngôi nhà có tỷ lệ trao đổi khí rất thấp, vì vậy không khí không được thường xuyên làm sạch và khí mà người nhiễm thở ra tích tụ lại làm tăng nồng độ virus trong nhà.

Theo logic trên, nguy cơ lây nhiễm trong môi trường gia đình là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những trường hợp có người sống cùng nhà với bệnh nhân COVID-19 mà không lây bệnh. Viện dẫn một nghiên cứu gần đây tại Đan Mạch, Tiến sĩ Richard Martinello, một trợ giảng về bệnh truyền nhiễm và bệnh nhi tại Đại học Y Yale, cho biết với dòng phụ BA.2, chỉ hơn 40% người cùng gia đình lây nhiễm từ nhau. Trong khi đó, với dòng chính BA.1 (biến thể Omicron ban đầu), con số này là hơn 30%.

Có rất nhiều nhân tố khác nhau quyết định khả năng lây nhiễm trong cùng nhà. Đây cũng là một vấn đề khiến việc thống kê các trường hợp lây nhiễm loại này trở nên khó khăn hơn. Thứ nhất, một số người thải ra nhiều virus hơn người khác. Ví dụ những người không có khả năng miễn dịch thường có xu hướng mắc bệnh nặng hơn và kéo dài. Họ sẽ có khả năng làm lây lan virus trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như việc các thành viên sống cùng nhà đã được tiêm phòng hay chưa.

Theo chuyên gia Huffman bất kể môi trường trong gia đình như thế nào, việc phòng bệnh có thể tạo sự khác biệt trong việc ngăn chặn lây nhiễm giữa những người cùng nhà. Ông nhấn mạnh luôn cần đảm bảo cách ly ngay trong nhà có người nhiễm COVID-19. Ông nói: "Nếu người bệnh không thể được cách ly đúng cách vì điều kiện trong nhà không cho phép, thì nên đảm bảo giữ khoảng cách nhiều nhất có thể, đeo khẩu trang chất lượng cao, mở cửa sổ và hạn chế thời gian ở trong cùng một phòng. Nếu có thể, hãy đảm bảo rằng bạn ăn uống ở chỗ khác với mọi người, ở đó không khí được lưu thông hoặc được lọc nhanh hơn. Bởi khi bạn bỏ khẩu trang để ăn uống chính là lúc nguy cơ ở mức cao nhất".


Theo Bích Liên (TTXVN)

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm119
  • Khách viếng thăm209
  • Hôm nay9,323
  • Tháng hiện tại234,689
  • Tổng lượt truy cập8,243,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây