Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng Đô thị - Công nghiệp – Dịch vụ xanh, bền vững

Thứ năm - 11/08/2022 15:00 182 0

​  Ngày 10/8, Tỉnh uỷ Tây Ninh phối hợp với Hội đồng lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học về Quan điểm, định hướng giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ xanh, bền vững, giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.


Quang cảnh buổi hội thảo.

Chủ trì hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và đồng chí Nguyễn Thành Tâm- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh.

Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ và các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Tâm cho biết, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được xác định là một trong những Khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Có giai đoạn Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã thực sự là một điểm nhấn nổi bật, thu hút đầu tư, có nhiều các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu hàng hoá diễn ra sôi động; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thay đổi bộ mặt, đời sống của vùng biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa đạt được mục tiêu và kỳ vọng đặt ra; trong đó, sự thay đổi về cơ chế, chính sách về đầu tư, thương mại khiến cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã dần mất đi động lực phát triển.


Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái (đứng phát biểu) và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Tâm cùng chủ trì buổi hội thảo.

Làm sao để Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài phát triển đúng với vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế, xứng đáng là cửa ngõ, là hình ảnh đối ngoại của quốc gia ở biên giới phía Tây Nam là sự trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.

Với mong muốn đánh giá khách quan, khoa học về kết quả, bài học của quá trình xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thời gian qua, đặc biệt là nhận diện rõ những cơ hội, thách thức trong bối cảnh mới để xác định đúng tầm nhìn, định hướng, mô hình phát triển, biện pháp thực hiện hiệu quả, làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch chung.

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, Tây Ninh mong muốn nhận được nhiếu ý kiến đóng góp trí tuệ, sâu sắc, những kinh nghiệm quý báu từ các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương về những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đột phá phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng đô thị - công nghiệp - dịch vụ cửa khẩu xanh, bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được đánh giá là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Tây Ninh và cả khu vực Đông Nam bộ, nhưng hơn 20 năm qua quy hoạch và phát triển, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, khó khăn, do chính sách thiếu nhất quán từ trung ương đến địa phương và hay thay đổi.

Trong đó, chính sách đất đai đối với các dự án đầu tư làm cho việc giải tỏa, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, xác định ưu đãi đầu tư, thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.


Đồng chí Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia kinh tế đã có nhiều ý kiến trình bày, thảo luận làm rõ hạn chế, vướng mắc và đề xuất kiến nghị các giải pháp phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng đô thị - công nghiệp - dịch vụ cửa khẩu xanh, bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng Mộc Bài cần có những giải pháp đặc thù để phát triển.

Trong đó, việc phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng là giải pháp then chốt, đưa Mộc Bài trở thành điểm kết nối giao thương, văn hóa của khu vực Đông Nam bộ và giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Minh Dương

Nguồn BTNO

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay8,389
  • Tháng hiện tại214,682
  • Tổng lượt truy cập8,223,387
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây