Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Toàn quyền Australia David Hurley thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 3 đến 6/4/2023. Australia là nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trải qua 50 năm (26/2/1973 - 26/2/2023), quan hệ Việt Nam và Australia ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại…
Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo là một văn kiện lịch sử vô giá. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng; thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc; trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ nhân dân ta, nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng của Đảng; đóng góp quan trọng làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm 1954 và đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đưa đất nước ngày càng vững vàng trên hành trình đổi mới và phát triển.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đề cương nêu ra ba phương châm lớn của cuộc vận động văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn này là: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Ba phương châm thực chất là ba tính chất, như ba trụ cột cơ bản, đảm bảo cho văn hóa Việt Nam phát triển. Cho đến nay, Đề cương về văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được công bố tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng cuối tháng 2/1943 là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đề cương ra đời trong hoàn cảnh Đảng vẫn còn hoạt động bí mật, đang làm công tác vận động cách mạng. Việt Nam lúc đó mang tính chất xã hội thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, chiến tranh thế giới thứ 2 đang làm cho đất nước kiệt quệ, tình hình chính trị, xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp nhưng cũng đặt ra những thời cơ cho cuộc cách mạng xã hội.
Kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2022 của Việt Nam khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt so với cùng kỳ năm trước (khi nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam). Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xuất khẩu hàng hóa…
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là đối tác số 1 về cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA), số 3 về đầu tư, số 3 về du lịch, số 4 về thương mại của Việt Nam và là nơi cộng đồng hơn 450.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ ngày 12 đến 14/9/2022. Chuyến thăm nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Campuchia với Quốc hội Việt Nam.
So với Điều 25 Quy định 102-QĐ/TW ngày 28/8/2018, Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm đã sửa đổi, bổ sung một số trường hợp vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài.
So với quy định 102-QĐ/TW ngày 28/8/2018, Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm đã sửa đổi và bổ sung thêm các trường hợp vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài,.
So với Điều 24 quy định 102-QĐ/TW ngày 28/8/2018, Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm đã sửa đổi, bổ sung một số trường hợp vi phạm quy định hôn nhân và gia đình.
So với Quy định 102-QĐ / TW ngày 28/8/2018, Quy định 69-QĐ / TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên sửa đổi, bổ sung tình tiết mức độ kỷ luật.
So với quy định 102-QĐ/TW ngày 28/8/2018, Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm đã sửa đổi, bổ sung tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật.
Điều 30 Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm đã quy định các trường hợp vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền và các hình thức kỷ luật.
So với quy định 102-QĐ/TW ngày 28/8/2018, Quy định 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm đã bổ sung và nêu cụ thể các trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật.
Sau 27 năm gia nhập ASEAN ((28/7/1995 - 28/7/2022), Việt Nam luôn là một trong những thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm, góp phần xây dựng ASEAN trở thành Cộng đồng chung hoàn thiện, lấy người dân làm trung tâm.
Phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, 75 năm qua (27/7/1947-27/7/2022), công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước thực hiện với tinh thần trách nhiệm, tình cảm và vinh dự lớn lao. Các chế độ ưu đãi người có công được thực hiện đa dạng gồm trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác như: hỗ trợ y tế, giáo dục, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo việc làm, hỗ trợ, cải thiện nhà ở, miễn/giảm thuế sử dụng đất, vay vốn kinh doanh…
Theo quyết định của Chủ tịch nước, quà tặng cho người có công nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022) chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 19/7/2022 của Bộ Y tế cho biết, có 1.097 ca mắc mới COVID-19, 5.217 ca khỏi bệnh, không có ca F0 tử vong. Trong ngày 18/7/2022 có 371.709 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 239.615.795 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 209.759.263 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.516.697 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.339.835 liều.
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, có khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết có liên quan đến rượu, bia và con số này đang có xu hướng tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2022, số người chết do tai nạn giao thông chỉ giảm 30 ca (giảm khoảng 1,07%) so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Trong những ngày này, cơ quan chức năng đẩy mạnh xử phạt các vi phạm Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/20219 về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 17/7/2022 của Bộ Y tế cho biết, ca COVID-19 mới tăng nhẹ lên 745 ca. Trong ngày có 7.948 bệnh nhân khỏi, gấp gần 11 lần số mắc mới, không có ca F0 tử vong. Trong ngày 16/7/2022 có 246.492 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 238.653.961 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 209.241.719 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.332.958 liều và tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.079.284 liều.