Vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nâng lên

Thứ hai - 04/11/2024 10:26 333 0
Đó là nhận định của đa số ý kiến cán bộ, đảng viên, Nhân dân được ghi nhận từ cuộc điều tra dư luận xã hội về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra dư luận xã hội.

* Nhiều kết quả tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Đây là một trong những dòng ý kiến chủ lưu của 3.141 lượt tham gia trả lời phiếu điều tra dư luận xã hội do Ban Tyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức. Kết quả điều tra ghi nhận:

Hầu hết người được khảo sát (từ 75,6% - 84,4%) đều nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong giai đoạn hiện nay. Việc cung cấp thông tin, tuyên truyền đã được thực hiện công khai, minh bạch toàn diện và tương đối công khai, minh bạch theo quy định; cán bộ, đảng viên, Nhân dân nắm bắt thông tin, tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thông qua nhiều kênh, trong đó chủ yếu là qua sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội và qua Báo, Đài địa phương, qua mạng xã hội.

Đa số ý kiến (59,4%) nhận định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trên địa bàn tỉnh thời gian qua được thực hiện hiệu quả và rất hiệu quả. Vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nâng lên; qua lãnh đạo, chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí từng bước được kiềm chế, ngăn chặn.

Nhiều ý kiến cho rằng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí có xảy ra trên địa bàn tỉnh nhưng không đáng kể; các khâu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trên địa bàn tỉnh thời gian qua được quan tâm thực hiện tốt, nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân được duy trì hằng năm, kịp thời tiếp thu, giải quyết những vấn đề bức xúc, Nhân dân quan tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực, nhiều ý kiến khảo sát nhận định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chưa thực sự hiệu quả, nhất là việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ và quyền hạn; cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; việc tự phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ngay từ cơ quan, đơn vị chưa hiệu quả; một số ý kiến cho rằng nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí còn xảy ra phổ biến ở một số ngành, lĩnh vực như: Ngành xây dựng; tài nguyên môi trường; y tế; đầu tư phát triển; hành chính công; công tác tổ chức cán bộ. Một số khâu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chưa được thực hiện tốt như công tác phát hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả..

* Để góp phần đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Từ kết quả điều tra dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã báo cáo, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cụ thể:

Đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh uỷ:

- Chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 05/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2021 - 2025 Kế hoạch số 110-KH/TU, ngày 15/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; các quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống quyết liệt hơn, có hiệu quả hơn.

Kiến nghị Ban Nội chính Tỉnh uỷ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh:

- Tăng cường cung cấp thông tin về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phục vụ công tác tuyên truyền, nhất là phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong cung cấp thông tin tuyên truyền, cần chú trọng tính thường xuyên, định kỳ và biên soạn thành tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, có trọng tâm, phù hợp đối tượng.

- Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chính các cơ quan này. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bản lĩnh vững vàng, liêm chính, trung thực, có dũng khí bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh họp định kỳ.

- Tham mưu nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; kịp thời phối hợp với các cơ quan thành viên tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xử lý nghiêm minh, dứt điểm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, sai phạm, không để tồn đọng. Quan tâm công khai hoá kết quả xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng được dư luận xã hội ở địa phương quan tâm.

- Quan tâm tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Đề nghị cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh:

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và của Tỉnh uỷ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

- Đẩy mạng công tác cải cách hành chính. Tăng cường quản lý, chống thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, vốn, tài sản nhà nước ở các doanh nghiệp, đầu tư công, dịch vụ công,... Quan tâm rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức, đơn giá xây dựng và các lĩnh vực khác phù hợp với thực tiễn; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công, tiết kiệm ngân sách nhà nước. 

- Phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh và các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Công khai minh bạch trong quản lý, điều hành; trong kê khai, công khai tài sản cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền; phát huy tốt dân chủ cơ sở; thực hiện tốt công tác bảo vệ người cung cấp thông tin, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và nơi có nhiều tố cáo, khiếu nại, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

 

Hoàng An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập541
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm513
  • Hôm nay14,381
  • Tháng hiện tại220,674
  • Tổng lượt truy cập8,229,379
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây