Tăng cường công tác phát ngôn và cung cấp thông tin chính thống cho báo chí

Thứ ba - 25/08/2020 01:00 69 0

Thời gian qua, ở nhiều địa phương xuất hiện tình trạng phóng viên được Tổng Biên tập hoặc người được giao quyền ký giấy giới thiệu đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để tác nghiệp, đăng tải tin, bài về các vấn đề không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, trái với quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định trong Luật Báo chí. Việc nhà báo, phóng viên tác nghiệp không đúng với tôn chỉ, mục đích đã ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của các cơ quan báo chí, đội ngũ nhà báo, phóng viên hoạt động đúng pháp luật, gây bức xúc trong dư luận xã hội; ảnh hưởng đến hoạt động hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Trước tình hình trên, căn cứ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như tạo điều kiện để việc cung cấp thông tin cho báo chí diễn ra thuận lợi hơn, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tăng cường công tác phát ngôn và cung cấp thông tin chính thống cho báo chí theo quy định tại Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Tránh trường hợp báo chí khai thác thông tin một chiều, thông tin không chính thống tạo dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn tại địa phương.

2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện đúng theo quy định tại Điều 3, Nghị định 09/2017/NĐ-CP. Cụ thể: “Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp”.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, người thực hiện phát ngôn cân nhắc việc xem xét cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, bảo đảm quyền được thông tin của báo chí, bảo đảm các cơ quan báo chí hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích. Tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí được đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/142418/Ton-chi-muc-dich-cac-co-quan-bao-chi.html.

4. Khi nhận được đề nghị làm việc của phóng viên, các cơ quan, tổ chức lưu ý thực hiện các công việc sau:

- Đề nghị phóng viên xuất trình Thẻ nhà báo còn thời hạn sử dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Lưu ý: cần nhận biết Thẻ nhà báo để tránh nhầm lẫn với các loại thẻ, giấy tờ khác không phải là Thẻ nhà báo.

- Trường hợp phóng viên không có Thẻ nhà báo thì đề nghị xuất trình Giấy giới thiệu (kèm giấy tờ tùy thân có dán ảnh của phóng viên). Giấy giới thiệu chỉ có giá trị khi còn trong thời hạn do cơ quan báo chí cấp; ghi rõ tên cơ quan, tổ chức cần làm việc; nội dung và thời gian làm việc cụ thể.

Nếu phóng viên không xuất trình được một trong các giấy tờ nêu trên, các cơ quan, tổ chức có quyền từ chối đề nghị làm việc của phóng viên.

- Khuyến nghị thực hiện ghi âm toàn bộ buổi làm việc giữa người phát ngôn của cơ quan, tổ chức với phóng viên.

- Trong trường hợp chưa có thông tin đầy đủ và chính xác để cung cấp theo đề nghị của phóng viên, người có thẩm quyền phát ngôn của cơ quan, tổ chức sắp xếp lịch hẹn chính xác để cung cấp thông tin. Việc sắp xếp lịch cần đảm bảo tính kịp thời.

- Đối với thể loại phỏng vấn, đề nghị phóng viên cho xem lại bài trước khi đăng tải chính thức.

Sở Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa báo chí hoặc mạo danh nhà báo để sách nhiễu doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm trục lợi, đề nghị các cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm lưu lại bằng chứng, kịp thời phản ánh và cung cấp về Đường dây nóng của Cục Báo chí (số điện thoại 0865.282.828; email: duongdaynongbaochi@mic.gov.vn) hoặc Đường dây nóng của Sở Thông tin và Truyền thông (số điện thoại 0918.204.231; email: duongdaynongbaochi@tayninh.gov.vn) để có biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Thắng Nguyễn



  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập534
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm507
  • Hôm nay14,362
  • Tháng hiện tại220,655
  • Tổng lượt truy cập8,229,360
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây