Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ khảo sát Nghị quyết số 33 –NQ/TW tại huyện Tân Biên

Thứ sáu - 03/11/2023 15:05 303 0
Ngày 03/11, Đoàn khảo sát của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn huyện Tân Biên.
ma hoa
Di tích lịch sử - văn hoá Tháp Chót Mạt
Tham dự buổi khảo sát, có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Tân Biên; chi uỷ chi bộ Phòng Văn hoá – Thông tin huyện; đại diện thường trực đảng uỷ xã: Trà Vong, Tân Lập, Tân Phong và Thị trấn; cán bộ phụ trách công tác văn hoá các cơ quan, đơn vị, địa phương được khảo sát.
Trước buổi làm việc, Đoàn đã đến khảo sát thực tế Di tích Tháp Chót Mạt, Nhà Văn hoá ấp Sớm Tháp, xã Tân Phong, Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng xã Tân Phong.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua, công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) được thực hiện nghiêm túc, qua đó nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng - an ninh của địa phương.
Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thành lập được các câu lạc bộ tập hợp được đông đảo các thành phần, tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sân chơi sinh hoạt văn hóa bổ ích; tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, qua đó đã phát hiện nhiều nhân tố mới trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá các dân tộc thiểu số luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trên địa bàn huyện hiện có một số cộng đồng người dân tộc thiểu số đang sinh sống như dân tộc Khơmer ấp Xóm Tháp xã Tân Phong, ấp Hòa Đông A xã Hòa Hiệp và cộng đồng người Chăm ở ấp Thạnh Thọ xã Thạnh Bình... Các cộng đồng người dân tộc này sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình, có các phong tục, tập quán mang đậm nét văn hóa riêng rất đặc sắc, nhiều lễ hội truyền thống vẫn được duy trì và gắn liền với đời sống dân tộc. Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể luôn tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để các cộng đồng người dân tộc ổn định cuộc sống, thoát nghèo; duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa như: Lễ Tết Chol Chnam - Thmay;  lễ Tết Sen Đôn ta của dân tộc Khơmer, Lễ tháng chay Ramadan của dân tộc Chăm và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống như: múa lăm thôn, trống Sa-dăm (Chhay-dăm)… và các trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn riêng của dân tộc.
Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá luôn được quan tâm thực hiện góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 di tích, gồm 01 di tích Quốc gia đặc biệt: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam; 06 di tích quốc gia: Di tích Tháp cổ Chót Mạt, Di tích lịch sử Căn cứ Ban An ninh R Trung ương Cục miền Nam, Di tích Căn cứ Đảng ủy Dân chính đảng Trung ương Cục miền Nam, Di tích Địa điểm Ban kiểm tra Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1969 - 1975, Di tích Căn cứ Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam, Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Ban Dân y Trung ương Cục miền Nam; 05 di tích cấp tỉnh: Di tích Lăng mộ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản, Di tích Khu chứng tích tội ác Khmer đỏ, Di tích Đền thờ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản, Di tích Khu lưu niệm Trường Sĩ quan Lục quân 2, Di tích Căn cứ Ban Hoa vận Trung ương Cục miền Nam. Ngoài ra, còn có các bia, nhà bia của các cơ quan trực thuộc Trung ương Cục trước đây. Trong thời gian qua các khu di tích lịch sử này đã được trùng tu, tôn tạo góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch như: Di tích Lăng mộ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản ở xã Trà Vong, xây dựng nhà tưởng niệm (vũ ca), nhà làm việc, nhà truyền thống, nhà khách, nhà vệ sinh, rạp sắt, bản tóm tắt giới thiệu lịch sử Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản; sửa chữa nâng cấp trùng tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Tháp Chót Mạt và Khu Chứng tích tội ác Pôn Pốt – Iêng Sari xã Tân Lập. Huyện đã đề xuất UBND tỉnh nhu cầu tu bổ, tôn tạo 04 di tích do huyện quản lý với tổng kinh phí thực hiện là: 12.594.915.782 đồng, đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Văn hóa và Thông tin) phối hợp với Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng huyện, Ủy ban nhân dân xã Tân Phong khởi công dự án mở rộng cầu qua kênh N15 và đường vào Tháp Chót Mạt với tổng kinh phí 3.306.555.000 đồng. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trùng tu, tôn tạo một số hạng mục công trình di tích lịch sử - văn hóa Tháp Chót Mạt với kinh phí 1.022.025.000 đồng. Đề xuất với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch về nhiệm vụ và kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn huyện Tân Biên với kinh phí thực hiện 192.919.000.000 đồng.
Trong thời gian qua, hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư, nâng cấp, đảm bảo tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị tại địa phương, thực hiện tốt công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu nhi trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, xây dựng văn hóa, con người. Thường xuyên duy trì hoạt động 22 diễn đàn Facebook công khai do các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý.
Cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư, nâng cấp, bố trí diện tích đất dành cho cơ sở văn hoá phù hợp, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân. Công tác xã hội hoá được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cá nhân quan tâm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, tươi vui, lành mạnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội; tạo niềm tin vững chắc đối với sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy chính quyền ở địa phương.
Tại buổi làm việc, địa phương đã bổ sung, làm rõ thêm các hạn chế trong thời gian qua, và có những kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Qua nghiên cứu các báo cáo và nghe các thông tin tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn khảo sát đề nghị làm rõ thêm một số nội dung như kết quả thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 12/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Kết luận số 51-KL/TW, ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị khóa X về việc“Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hoá trên không gian mạng.
 Phát biểu kết luận buổi khảo sát, đồng chí Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đánh giá, ghi nhận những kết quả đạt được của huyện Tân Biên trong thời gian qua, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền cùng sự tham mưu hiệu quả của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đối với công tác phát triển văn hoá trên địa bàn huyện. Huyện có nhiều mô hình hay về hoạt động văn hoá như: Tháp cổ Chót Mạt đã được mã hoá và lắp đặt QR code; xã Tân Phong có 8/8 ấp đều có Câu lạc bộ Đờn ca tài tử; xã Trà Vong có đội văn nghệ quần chúng tham gia hội thi Hoà giải viên cơ sở giỏi đạt giải cao vòng tỉnh, vòng khu vực phía Nam và đại diện tỉnh tham gia giải toàn quốc trong thời gian tới. Phòng Văn hoá Thông tin huyện đã kịp thời phản ánh và báo cáo về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khi thấy các công trình di tích xuống cấp, nhất là Tháp cổ Chót Mạt có hiện tượng nghiêng phần chân tháp. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng lưu ý địa phương cần quan tâm đến việc bảo vệ nền tảng tư tưởng trong đội ngũ văn nghệ sĩ, kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm trạng của văn nghệ sĩ; quan tâm đến việc hỗ trợ sáng tác và quảng bá tác phẩm, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị vừa góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, quê hương Tân Biên. Địa phương nghiên cứu phát huy nguồn lực trong dân, tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian thu hút nhiều người dân tham gia, hưởng ứng. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, huyện Tân Biên tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Theo Lịch khảo sát, Đoàn sẽ tiếp tục khảo sát việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW tại thị xã Trảng Bàng, huyện Bến Cầu, thành phố Tây Ninh và Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Thanh Thanh

Tác giả: tttthao, Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

chuyển đổi số
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
thong bao noi bo
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm68
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay3,563
  • Tháng hiện tại386,320
  • Tổng lượt truy cập3,470,614
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây