Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh: Tăng cường kiểm soát hàng hoá trên thị trường trong tỉnh

Thứ năm - 03/08/2023 16:00 358 0

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động chủ trì cuộc họp.


Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận cuộc họp

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đánh giá trong 6 tháng đầu năm 2023, các cấp, ngành đã tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền (thực hiện 14.292 cuộc tuyên truyền cho hơn 255.227 lượt người dự; treo 370 băng rôn; đăng 558 tin, 25 bài viết), qua đó giúp các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh hàng hoá, mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", về trách nhiệm công dân trong tiêu dùng hàng hoá, đấu tranh phòng, chống hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tổ chức 6 cuộc kiểm tra 106 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở sản xuất, lấy 44 mẫu kiểm nghiệm chất lượng; giám sát 26 cuộc tại 86 chợ, chợ đầu mối nông sản, cửa hàng tiện lợi. Qua đó góp phần răn đe, chấn chỉnh những vi phạm. Các doanh nghiệp đã thực hiện đúng kế hoạch được phê duyệt như hàng hóa đảm bảo chất lượng, niêm yết và bán theo giá niêm yết, giá bán giảm từ 5% đến 10% so với giá thị trường (giá do Sở Tài chính công bố từng thời điểm) đáp ứng đủ lượng hàng hóa cho nhu cầu thị trường. Tổng doanh thu bán hàng bình ổn của các doanh nghiệp là 466,39 tỷ đồng.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Cuộc vận động vẫn còn một số hạn chế như: mẫu mã, chủng loại của hàng hóa trong tỉnh chưa đủ sự đa dạng và giá cả của nhiều mặt hàng còn cao, chưa đến được với người dân ở vùng nông thôn, biên giới. Các doanh nghiệp tham gia đưa hàng Việt về nông thôn còn ít…

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các ngành thành viên cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trung tâm thương mại tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn; nghiên cứu các giải pháp phù hợp để gắn sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của địa phương Tây Ninh như nông sản, thực phẩm, hàng lưu niệm... với các hoạt động phát triển du lịch, tạo điểm mua sắm, điểm đến mới cho du khách, góp phần quảng bá các sản phẩm mang thương hiệu Tây Ninh đến du khách trong và ngoài nước. Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về hạn chế sử dụng rác thải nhựa; tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, giá cả, an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa, nhất là kiểm soát chất lượng hàng khuyến mãi, hàng bán tại các hội chợ; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật, buôn bán, tàng trữ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc..

Tiến Hưng

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập525
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm488
  • Hôm nay14,835
  • Tháng hiện tại221,128
  • Tổng lượt truy cập8,229,833
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây