Tân Châu gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển chính quyền số

Thứ năm - 02/01/2025 08:59 195 0
Tân Châu là huyện biên giới, tiếp giáp với Vương quốc Campuchia qua đường biên có chiều dài 47,005 km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 110.319 ha, được chia thành 12 xã, thị trấn (trong đó có 4 xã biên giới), với 76 ấp, khu phố. Trên địa bàn huyện có 15 đồng bào dân tộc sinh sống, với tổng số 138.627 người.

Thời gian qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Tân Châu đạt nhiều kết quả tích cực. Chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được triển khai thực hiện, góp phần cải thiện điều kiện sống Nhân dân, đặc biệt là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách, chăm lo đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Hoạt động giám sát thi công đường Nông thôn mới

          Công tác xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao được tập trung thực hiện, đúng theo lộ trình, kế hoạch UBND tỉnh giao. Ước thực hiện đến năm 2025, huyện có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cấp uỷ, chính quyền các cấp trong huyện quán triệt mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là hướng đến xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Thông qua thực hiện các mục tiêu Chương trình đã tạo điều kiện để huyện đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục được cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, góp phần quan trọng và việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong hơn nửa nhiệm kỳ 2020-2025. Thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nhiều khởi sắc, đạt những kết quả bước đầu. Nhiều mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh môi trường được triển khai mang lại hiệu quả cao.

Công trình làm đường giao thông Nông thôn mới

         Đặc biệt, một trong những kết quả nổi bật nhất của huyện trong thời gian qua, đó là đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, kích hoạt định danh điện tử phục vụ cải cách hành chính, chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh theo Quyết định số 924/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh, giai đoạn 2021-2025.

      Triển khai thực hiện Kế hoạch số 3306/KH-UBND, ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Tân Châu đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 09/01/2024 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện và Kế hoạch số 120/KH-UBND, ngày 02/5/2024 về thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ giải pháp về chuyển đổi số trên địa bàn huyện đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện.

Kết quả, thực hiện phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới được 100%; giải quyết thủ tục hành chính được số hóa đạt 71,88%; có 72,52% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; trên 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản. Thực hiện tốt xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, với tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt 82,97%; tỷ lệ hộ có kết nối Internet cáp quang băng thông rộng đạt 91,71%; tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử đạt 55,77%.

        Thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với nâng cao chất lượng, kiểm soát các khâu của quá trình sản xuất thông qua đẩy mạnh thực hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, gắn với xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đến nay trên địa bàn huyện có 14 cơ sở đạt chứng nhận VietGAP lĩnh vực trồng trọt, có tổng diện tích 137,88 ha; 01 cơ sở được cấp mã vùng nội địa, với diện tích 100 ha; 04 cơ sở được cấp mã vùng xuất khẩu, tổng diện tích 187 ha.

Sản phẩm nông nghiệp trong chuyển đổi số

      Những kết quả trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển chính quyền số trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Tân Châu đã khẳng định quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, kinh tế - xã hội huyện phát triển ổn định, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới ở vùng đất biên giới. Đặc biệt, hình thành thế hệ nông dân trí thức dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, tiếp cận công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Tác giả: BTG huyện uỷ Tân Châu, Đặng Quốc Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm118
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay21,643
  • Tháng hiện tại247,009
  • Tổng lượt truy cập8,255,714
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây