Hội Nông dân huyện Dương Minh Châu tích cực vận động hội viên nông dân sáng tạo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất

Thứ hai - 14/03/2022 17:00 103 0

  ​Những năm qua, Hội Nông dân huyện Dương Minh Châu đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, cụ thể hóa các phong trào của Hội sát với thực tế của địa phương, như hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hội viên sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT), chuyển giao KHKT...qua đó góp phần tập hợp hội viên thực hiện tốt các phong trào thi đua, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Xác định được tầm quan trọng của tiến bộ KHKT đối với sản xuất, Hội Nông dân huyện Dương Minh Châu đã vận động, khuyến khích hội viên sáng tạo khoa học kỹ thuật, từ đó thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện và cả nước.

Tại Hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần thứ 12 năm 2020 -2021, hội viên nông dân huyện tham gia viết 17 đề tài và đã đạt giải 6 đề tài. Trong đó, nhiều đề tài mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt như: Sáng tạo máy cắt hàng và gieo hạt bắp, đậu các loại; sáng tạo máy nướng bánh đa; Mô hình máy gắp mía thủy lực; Kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa mãng cầu xiêm hoa vàng...

Nổi bật như đề tài  “Máy gắp mía thủy lực xoay 360" của anh Thi Khánh An ở xã Suối Đá đã đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần thứ 12 (năm 2020-2021) và được Ban Tổ chức tuyển chọn tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc. Máy gắp mía thủy lực xoay 360 của anh Thi Khánh An thiết kế dựa trên những tính năng vượt trội của 3 loại xe: xe gắp mía thủy lực do Thái Lan sản xuất, xe nâng hàng và xe gắp gỗ. Xe gồm máy cày 68 mã lực gắn thêm cần xoay ví sau, 8 tấn và hệ thống bánh lái ngược - Đây là sáng tạo “độc đáo" của một người thợ cơ khí không chỉ biết sửa chữa, “chế" máy mà còn có kinh nghiệm nhiều năm sử dụng máy cày như anh. Với sự linh hoạt của cầu xoay 360 đã giúp việc vận chuyển mía lên xe nhanh gấp 10 lần so với sử dụng nhân công. Máy có thể gắp mía xếp lên xe, ép xuống gọn gàng, thẳng hàng. Máy có công suất gắp 10-12 tấn mía/h, vì vậy phải cần đến 30-40 công nhân chặt mía mới kịp phục vụ cho tốc độ vận chuyển của máy. Anh cho biết: “Vào mùa cao điểm thu hoạch mía (tháng 11) chỉ cần có chiếc xe gắp mía này, mỗi ngày có thể thu nhập 2,5 triệu – 3,5 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí, và mỗi vụ có thể bốc vác, vận chuyển 9.000 tấn mía".


Máy gắp mía thuỷ lực của anh Thi Khánh An

Hay đề tài sáng tạo máy nướng bánh đa của anh Lữ Minh Nhựt, ngụ ấp Lộc Hiệp, xã Lộc Ninh. Hơn 3 năm tham gia vào việc sản xuất bánh đa với thương hiệu bánh đa dừa Đồng Hòa, anh Nhựt luôn trăn trở phải áp dụng KHKT vào sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, anh Nhựt đã nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo ra máy nướng bánh đa. Anh Nhựt chia sẻ: “Việc nướng bánh đa bằng máy đã giúp người làm nghề giảm vất vả đi rất nhiều, tăng năng suất. Nếu như trước kia mỗi ngày chỉ nướng được 2.000 - 3.000 cái bánh thì hiện nay mỗi ngày cơ sở sản xuất của anh có thể nướng từ 15.000 - 20.000 cái bánh. Cách làm này vừa bảo đảm sản phẩm bánh đa sản xuất sạch mà còn giảm đi sự vất vả của người làm, tăng số lượng cung cấp cho thị trường". Từ khi đưa bánh đa vào nướng bằng máy, sản phẩm bánh đa được nướng đều, ngon, màu sắc đẹp đã được người tiêu dùng đón nhận. Thị trường tiêu thụ của anh Nhựt không chỉ bó hẹp trong huyện, trong tỉnh mà sang cả các tỉnh bạn. Dịp lễ, tết hay mùa mưa, cơ sở sản xuất không đáp ứng được hết nhu cầu thị trường. Lợi nhuận hàng tháng của cơ sở đạt trên 25 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với thu nhập trung bình từ 6-7 triệu đồng/tháng. Với hiệu quả ứng dụng thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, máy nướng bánh đa của anh Nhựt đã xuất sắc đạt giải 3 Hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần thứ 12 năm 2020 -2021.


Anh Nhựt bên máy nướng bánh đa do mình sáng chế

Ông Trương Hữu Đức, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Dương Minh Châu cho biết: “Trong những năm qua, việc đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã đưa phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" là một trong những phong trào trọng tâm và xuyên suốt của Hội phát huy được thế mạnh của từng địa phương và sở thích của mỗi hội viên, nông dân. Qua đó đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi ở nông thôn, bình quân hàng năm thu hút trên 16.610 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 90,6% so với tổng số hộ nông nghiệp".

Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nhiều mô hinh kinh tế đã được nhân rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 50 triệu đồng/ha/năm lên hơn 150 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời tạo động lực cho nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Qua đó giúp nhiều nông dân nghèo, khó khăn vượt khó thoát nghèo bền vững.


Hải Âu

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay3,480
  • Tháng hiện tại39,946
  • Tổng lượt truy cập8,048,651
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây