Nông dân Lê Minh Trị: Gương sáng hội viên nông dân làm kinh tế giỏi

Thứ ba - 12/04/2022 17:00 71 0

​  Thời gian qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn huyện Châu Thành tập trung triển khai thực hiện với nhiều hình thức, từng bước lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đã có nhiều cách làm mới, gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến tấm gương nông dân Lê Minh Trị ở ấp Tầm Long, xã Trí Bình, huyện Châu Thành về tinh thần cống hiến công sức xây dựng, góp phần phát triển kinh tế quê hương, xứng đáng là những nông dân thời kỳ đổi mới.


Nông dân Lê Minh Trị bên vườn xoài của gia đình

          Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Đồng Tháp, gia đình thuần nông nên từ nhỏ ông Trị đã quen với công việc đồng áng. Ông mong muốn lập vườn cây ăn trái nhưng quê hương Đồng Tháp lũ lụt hằng năm nên không thể thực hiện ước mơ của mình.

          Năm 1996, ông Trị bỏ công việc kế toán ở tỉnh Đồng Tháp đến vùng đất Trí Bình, huyện Châu Thành lập nghiệp. Khi ấy, kiến thức về trồng cây ăn trái của ông là con số không tròn trĩnh. Ở tuổi 37 với 1 vợ 4 con nhỏ, ông bắt đầu thực hiện ước mơ của mình với 2 bàn tay trắng.

          Mảnh đất ông lập nghiệp là vùng đất sét, không thể trồng bất cứ loại cây gì. ông Trị bắt đầu hành trình cải tạo đất trong nhiều năm liền. Có nhiều lúc quá khó khăn, chú nản lòng, tự hỏi mình có sai lầm không khi bỏ hết công việc, quê hương để thực hiện ước mơ ở Tây Ninh. Nhưng vợ ông đã luôn ở bên động viên tinh thần và cùng ông vượt qua mọi khó khăn.

          Năm 1997, ông Trị tham gia Chi hội Hội Nông dân ấp Tầm Long, xã Trí Bình để học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn trái. Ông được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trồng trọt do Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức, đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bình Phước. Đồng thời, ông còn được hỗ trợ về vốn, cây giống, khoa học kỹ thuật…từ cán bộ khuyến nông huyện, cán bộ Hội Nông dân các cấp.

          Ông bắt đầu trồng xoài Hòa Lộc trên diện tích 4 ha vào năm 1997. Cây xoài Hòa Lộc đòi hỏi khâu chăm sóc rất kỳ công. Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, ứng dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật, đến năm 2001, gia đình ông mới thu hoạch lứa xoài đầu tiên. Trong giai đoạn 1997 đến vụ thu hoạch đầu tiên, ông trồng cây ngắn ngày như ớt, ổi…để lấy ngắn nuôi dài.

Ông trồng cỏ để làm mát đất, dùng phân bón hữu cơ để bảo vệ môi trường, bao trái để tránh sâu rầy, ruồi vàng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đầu tư hệ thống tưới tự động, xe cắt cỏ để nâng cao năng suất, giảm các loại chi phí sản xuất.


Tỉnh bạn đến học tập kinh nghiệm tại nhà nông dân Lê Minh Trị (ông Trị người đội nón xanh đứng thứ 3 từ phải qua)

Hiện nay, gia đình ông trồng được 700 cây xoài, thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu được lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lượng trái thu hoạch.

          Không giữ riêng “bí quyết làm giàu" cho riêng mình, ông Trị luôn nhiệt tình chia sẻ, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu về trồng cây xoài Hòa Lộc. Tiếng lành đồn xa, có nhiều đoàn từ các tỉnh cũng đến học tập kinh nghiệm sản xuất của ông.

          Thấm nhuần truyền thống “Lá lành đùm lá rách" của dân tộc Việt Nam, ông và gia đình thường xuyên hoạt động từ thiện tại địa phương. Hằng tháng, gia đình ông ủng hộ 120 kg gạo cho nạn nhân chất độc da cam và đối tượng phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi. Hằng năm, ủng hộ Quỹ “Trần Thị Sanh" 04 triệu đồng. Chuyển 170 triệu đồng cho Hội Nạn nhân chất độc da cam xã Trí Bình quản lý nhằm hỗ trợ đời sống nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn xã.

          Phát huy vai trò một hội viên nông dân, ông luôn nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia các phong trào thi đua do địa phương phát động như công tác dân vận, đóng góp Quỹ xây dựng nhà Đại đoàn kết, Quỹ hỗ trợ nông dân, ủng hộ đồng bào bão lụt…; vận động bà con tham gia các cuộc họp, các buổi tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước của ấp, xã tổ chức. Ông tự bỏ công, của sửa chữa, dặm vá đường liên xã. Gia đình ông đã hiến đất mở đường, phối hợp với địa phương xây dựng đường giao thông nông thôn (gia đình chú đóng góp 30 triệu, nhà nước chi 70 triệu đồng).

           Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Trí Bình chia sẻ: “Ông Lê Minh Trị là một nông dân sản xuất giỏi, có ý chí cầu tiến. Ông không ngại khó, luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt, sản xuất, đạt được hiệu quả kinh tế cao."

         Với bản tính nông dân chất phác, ông luôn sống chan hòa, giản dị, chan hòa với bà con láng giềng, được mọi người yêu quý, luôn là một tấm gương công dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý chí cầu tiến, trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức, xứng đáng để con cháu, cộng đồng noi theo.

         Với những thành tích đạt được trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, nông dân Lê Minh Trị được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tặng Giấy khen Nông dân sản xuất giỏi thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua do Khối trưởng Khối thi đua các xã Nội địa tổ chức, phát động năm 2020; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trí Bình tặng Giấy khen Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2021./.

 

Minh Thư

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay33,095
  • Tháng hiện tại258,461
  • Tổng lượt truy cập8,267,166
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây