“Kỹ sư nhà nông” không ngừng sáng tạo

Thứ bảy - 03/04/2021 00:00 72 0
   Anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1966 ở ấp Cao Su, xã Long Giang, huyện Bến Cầu, là một hội viên nông dân tiêu biểu, tích cực thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
z2412912444167_684201d8691573d61e3f04bf16cbb0ad.jpg
Niềm vui của anh Dũng bên những sản phẩm của mình
Xuất thân từ một gia đình thuần nông. Tuổi thơ của anh Dũng là khoảng thời gian vất vả, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên khi học hết lớp 3 anh phải dừng lại ở nhà phụ giúp cho cuộc sống của gia đình. Lớn lên anh lập gia đình rồi cũng tiếp tục với nghề nông trên mảnh đất quê hương Bến Cầu. Những năm 2000, trong sản xuất nông nghiệp cũng có một số máy móc nông cụ thay thế sức lao động chân tay, nhưng với những người nông dân nghèo như anh thì có mấy ai mua được các loại máy như vậy. Anh luôn ấp ủ, làm sao phải tự chế tạo ra một số máy nông cụ để tự phục vụ cho việc đồng áng và giúp ích cho bà con lối xóm.
Với bản tính chịu khó, cần cù, thông minh, ham học hỏi và sáng tạo. Nghĩ là làm, anh ngày đêm miệt mài tìm hiểu loại máy nông cụ nào mà người nông dân như anh cần nhất. Năm 2002, nhận thấy những người làm nông phải “còng lưng” cắt lúa tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả không cao. Từ đó, anh bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo máy cắt lúa (cắt tay). Sau thời gian tìm tòi, sáng tạo, vượt qua biết bao lần thất bại, biết bao lần vợ con anh phàn nàn, yêu cầu anh “ngừng ngay cái việc tầm phào, tốn tiền, tốn của ấy đi”. Nhưng với sự kiên trì, quyết tâm, cuối cùng “trái ngọt cũng được sinh sôi” và chiếc máy cắt lúa đầu tiên cũng được ra đời trong niềm vui khôn tả của anh và bà con lối xóm. Thấy hiệu quả, khách hàng đặt mua và anh đã bán được 10 chiếc, đây được xem là thành công đầu của anh, góp thêm động lực, niềm tin để anh không ngừng sáng tạo.
Năm 2007, anh tiếp tục nghiên cứu chế tạo ra Máy cắt – đập liên hợp, cũng nhiều lần thất bại, nhưng anh không dừng lại, anh thường nói “thất bại là mẹ của thành công” để tự động viên và nuôi ý chí của mình và cuối cùng “đứa con tinh thần” của anh cũng ra đời. Với chi phí bỏ ra khoảng 150 tiệu đồng, hiệu suất hoạt động 5 ha/ngày, tương đương với 50 ngày công lao động, chiếc máy do anh chế tạo tiết kiệm nhiên liệu hơn máy cùng chủng loại của Nhật, Trung quốc sản xuất; anh đã bán được 3 chiếc, giá bán dao động từ 190 triệu đồng đến 205 triệu đồng/chiếc. Sản phẩm này ra đời thật sự có ý nghĩa khi mà công lao động ngày càng khan hiếm ở khu vực nông thôn.
Ngoài ra, anh không ngừng chế tạo các loại máy nông cụ phù hợp với diện tích và cây trồng như: Máy đụt lổ màng phủ nilon cho cây trồng, năng suất 4 ha/ngày, tương đương 6 công lao động. Không dừng lại đó, anh chế tạo máy phun thuốc trừ sâu, năng suất tương đương khoảng 8 đến 10 ngày công lao động và anh đã bán được 16 chiếc, giá bán từ 15 triệu đồng đến 16 triệu đồng/chiếc. Tiếp tục anh chế tạo máy tỉa bắp và đạt giải khuyến khích tại Hội thi sáng tạo Khoa học và kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần thứ 11. Anh cho biết, dự kiến năm 2021 anh sẽ cho ra đời phiên bản máy phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ điều khiển từ xa và phiên bản máy chặt bắp có thiết bị gấp bắp bỏ lên xe tự động.
Với những sáng tạo trên, anh là người đầu tiên của huyện Bến Cầu được khen tặng Huân chương lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước vào năm 2014; được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn; Được UBND tỉnh tặng Bằng khen thành tích xuất sắc, là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn (2016 - 2019) và nhiều bằng khen, giấy khen khác của cấp trung ương, cấp tỉnh và huyện trao tặng.

Văn Bình

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm76
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay30,955
  • Tháng hiện tại256,321
  • Tổng lượt truy cập8,265,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây