Tại Lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Tầm vóc vĩ đại của Đảng được Người khái quát đã trở thành nét đẹp văn hóa - văn hóa Đảng. Xây dựng văn hóa Đảng nhằm giáo dục, bồi dưỡng, khích lệ tinh thần phấn đấu cao của mọi đảng viên; đồng thời, nhằm đập tan mọi âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, nâng cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò rất quan trọng đối với uy tín, năng lực của mỗi cán bộ, đối với sức mạnh của các cấp ủy, chính quyền; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, giữ vững vị thế cầm quyền của Đảng trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên của nước nhà. Bác căn dặn thanh niên: “Phải không sợ khổ, không sợ khó", "đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên". Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua, tuổi trẻ Tây Ninh luôn xung kích, tình nguyện với nhiều hoạt động trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng ổn định, phát triển.
Dân chủ là giá trị chính trị - xã hội mà nhân loại luôn hướng đến. Ở Việt Nam, dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa động lực của sự phát triển đất nước. Trải qua các thời kỳ phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm chiến lược này. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân luôn là bản chất của chế độ ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng, một hệ thống tư tưởng lý luận, khoa học được trải nghiệm qua thực tiễn cách mạng vĩ đại suốt gần thế kỷ qua của Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, đã được chứng minh sâu sắc, soi sáng cho con đường cách mạng nước ta vượt qua mọi gian nan thử thách để tới thắng lợi vẻ vang. Tư tưởng ấy, ý chí ấy, khát vọng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn bao giờ hết cần được khơi dậy trong tư tưởng, tình cảm, tinh thần ý chí nghị lực mỗi người cán bộ, đảng viên, nhân dân Việt Nam, tạo sức mạnh vô song xây dựng đất nước hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên toàn thế giới trong thời đại văn minh, hiện đại.
Ngày 02/6, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022; giới thiệu tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 19/5, đồng chí Phạm Hùng Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Tây Ninh đến dự và phát biểu tại Lễ tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" lần thứ 7 năm 2022 do Tỉnh đoàn Tây Ninh tổ chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy những điều rất hay, rất đúng về đạo đức cách mạng và chính Người là tấm gương tiêu biểu của nền đạo đức mang tính nhân văn sâu sắc. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng đã đạt đến sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa lý luận và thực tiễn, giữa việc công và đời tư. Trọn cuộc đời, Người phấn đấu trau dồi và kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng.
Nhân dịp kỷ niệm 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2022) và 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), sáng ngày 19/5/2022, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra mắt Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh và Bảo tàng 3D Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận.
Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022), chiều ngày 19/5, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban toàn quốc đánh giá 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc tới 3.131 điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự chủ trì và phát biểu chỉ đạo.
Khoảng đầu tháng 7/1928, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bến cảng Khlong Toei ở Bangkok, bắt đầu hành trình truyền bá chủ nghĩa yêu nước và gây dựng các tổ chức yêu nước trong cộng đồng Việt kiều tại Thái Lan.
Trong khí thế cả nước đang thành kính tưởng nhớ và náo nức tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2022). Sáng ngày 17/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý" năm 2022 và “Tuổi trẻ - Mùa Xuân đất nước" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hút thuốc lá, từ lâu đã trở thành một thói quen trong sinh hoạt thường ngày của Bác Hồ. Bác tự nhận ra đó là một khuyết điểm. Bác khuyên thanh niên đừng học Bác điều ấy, cũng như chuyện Bác không lập gia đình, theo Bác, đó cũng là một khuyết điểm. Biết mọi người lo lắng cho sức khỏe của Bác nên vào những năm cuối đời Bác kiên quyết bỏ hẳn thói quen hút thuốc. Bác giữ đúng lời hứa và bằng nghị lực của mình để bỏ thuốc, vượt qua một thói quen xấu nêu gương đạo đức cho chúng ta noi theo từ những việc nhỏ, rất đỗi đời thường. Chuyện thuốc lá của Bác Hồ trong những năm cuối đời cho ta thêm một lần hiểu Bác, cảm động, kính phục và thương yêu Bác hơn.
“Tủ sách Hồ Chí Minh" nhằm tuyên truyền đến đông đảo bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những phẩm chất đạo đức, tư tưởng, phong cách của Người để mọi tầng lớp nhân dân học tập, noi theo.
Một trong những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngày 16/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng phường Hiệp Tân, thị xã Hòa Thành, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp cùng Đảng ủy phường Hiệp Tân tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2022.
“Cả quyết sửa lỗi mình" là điều thứ ba trong trang đầu với nhan đề "Tư cách một người cách mệnh" của cuốn Đường cách mệnh, cuốn sách tập hợp những bài giảng của Hồ Chí Minh cho các lớp của Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, rồi được “Bị áp bức dân tộc Liên hợp hội Tuyên truyền Bộ" ấn hành năm 1927.
Vì sao cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa, tự rèn, tự tu dưỡng, tự điều chỉnh, tu thân, tự vượt lên chính mình? Vì đảng viên, cán bộ trong sạch, vững mạnh thì Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đạo đức, tác phong ấy của Người là lẽ sống ở đời và để
thành người, vì như Người dạy: “Người có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một
đức thì không thành người”. Để thành người: cần học tập, quán triệt, làm theo
những lẽ sống mà Bác Hồ đã dạy và nêu gương sáng.
Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn khoa học, hiện thực cách mạng. Người ta thường cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà triết học hành động thì cũng có thể nói nhà nhân văn Hồ Chí Minh là một nhà nhân văn hành động - hành động nhằm giải phóng con người.