Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Sức khoẻ và thể dục" đăng trên báo Cứu quốc số 199, nhằm kêu gọi toàn dân tham gia tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe. Từ năm 1991, ngày 27/3 hằng năm được chọn là “Ngày Thể thao Việt Nam" nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh.
Cả cuộc đời Bác Hồ đau đáu một chữ Dân. Xét đến cùng Người đi tìm đường cứu nước cũng là đi tìm hạnh phúc cho nhân dân. Bác dạy người cán bộ phải làm “đày tớ" cho dân. Muốn vậy, phải làm gì? (*).
Ngày 11/3/1948, trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, lúc đó là Giám đốc Sở công an Khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Công an nhân dân Sáu điều về "Tư cách người Công an cách mệnh", đó là: "Ðối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Ðối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Ðối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Ðối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Ðối với công việc, phải tận tụy. Ðối với địch, phải cương quyết, khôn khéo". Sáu điều Bác Hồ dạy nghe rất giản dị, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nhưng lại hàm chứa những nội dung vô cùng sâu sắc, phong phú, thể hiện đầy đủ ý nghĩa cách mạng và khoa học; lý luận và thực tiễn; phẩm chất và năng lực của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam; Là "Kim chỉ nam" cho mọi hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng kết 35 năm đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm", những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến", “tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Xác định việc học tập và làm theo Bác là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo đưa nội dung đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào Chương trình hành động thực hiện nghị quyết, kế hoạch hằng năm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị.
Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023
Trong lịch sử xây dựng Đảng đã có thời điểm Tổng Bí thư Trường Chinh xin từ chức; ông Hoàng Quốc Việt thôi Ủy viên Bộ Chính trị, ông Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng…
Ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) đã hoạt động tích cực, khẩn trương và đầy sáng tạo để chuẩn bị cho sự ra đời các tổ chức cộng sản - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tết Quý Mão, năm 1963 Bác Hồ đã đề nghị Bộ Chính trị và Bộ Công an bố trí để Bác đi thăm chợ Đồng Xuân - một trung tâm buôn bán sầm uất nhất thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ.
Trong suốt cuộc đời của mình, Bác Hồ đã từng đón Xuân trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ gian nan, đau khổ đến vinh quang, hạnh phúc. Tuy nhiên, mùa xuân Quý Hợi 1923 là mùa xuân đặc biệt, bởi đây không chỉ là mùa xuân cuối cùng Bác “ăn Tết" trên đất Pháp, mà còn là mùa xuân đánh dấu sự khởi đầu mới cho cách mạng Việt Nam.
Chiều ngày 12/01/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt triển khai tổ chức thực hiện Chuyên đề năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên để Tây Ninh phát triển nhanh và bền vững".
Với quan niệm, “Cán bộ là tướng của đoàn thể", “là gốc của mọi công việc"; “là nhịp cầu nối liền giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân", “là sợi dây chuyền của bộ máy", “là tiền vốn của đoàn thể", Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách toàn diện về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và phong cách công tác. Chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên về ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện bản thân, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải thực hiện nghiêm khắc với chính mình.
Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới đã xác định rõ, một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra là: Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc khi nói về “Cách lãnh đạo", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết" để đề cập đến một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là kiểm tra, giám sát. Quan điểm của Người mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là biểu tượng về ý chí, nghị lực và sự phấn đấu, hy sinh không ngừng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa, nhân lên những điều tốt đẹp để cả dân tộc ta là “một rừng hoa đẹp", xây dựng và phát triển đất nước, lan tỏa và góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu, thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội.
105 năm trước, ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước duy nhất đúng cho dân tộc mình. Cũng từ đó, Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và theo đó ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam.
Tại chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 – Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra tối 30/10, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có bài phát biểu quan trọng. Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tư chất, năng lực và phong cách lãnh đạo. Học tập phong cách lãnh đạo bằng nêu gương của Người, đặc biệt là trong việc xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay.
Cách đây 75 năm, tháng 10/1947, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc". Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm luôn được xem là “cẩm nang" của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và là “kim chỉ nam hành động" của cán bộ, đảng viên. Những định hướng, chỉ dẫn trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị, là những vấn đề nóng hổi mang tính thời sự đối với quá trình đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về củng cố quốc phòng là vấn đề cần thiết, quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.