Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Việc xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết những vấn đề mới phát sinh...
Chiều ngày 24/5, ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, kết thúc phiên làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà; tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Sáng ngày 24/5, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai nội dung cốt lõi Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến", “tự chuyển hoá" (gọi tắt là Kết luận số 21); Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm (gọi tắt là Quy định số 37).
Sáng 23/5, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Trong gần một năm qua, các vị đại biểu Quốc hội đã bám sát chương trình hành động, giữ đúng lời hứa của mình trước cử tri và nhân dân; gần gũi, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bám sát thực tiễn để chuyển tải vào chương trình nghị sự của Quốc hội; không ngừng nâng cao trình độ và năng lực hoạt động về mọi mặt".
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 24/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường và thảo luận ở tổ về những nội dung quan trọng liên quan đến lĩnh vực kinh tế và xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV được tổ chức theo hình thức họp tập trung, khai mạc vào ngày 23/5/2022, bế mạc vào ngày 17/6/2022 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 5 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022), chiều ngày 19/5, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban toàn quốc đánh giá 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc tới 3.131 điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự chủ trì và phát biểu chỉ đạo.
Ngày 12/5, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên Trung ương trực tuyến tháng 5 tới 4.097 điểm cầu trên cả nước với gần 160.000 đại biểu tham dự. Nhằm thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và định hướng công tác tuyên truyền.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, nhiệm vụ đặt ra đối với Quốc hội là phải khẩn trương sửa đổi Luật Đất đai theo tinh thần mới để phát huy tối đa nguồn lực từ đất cho đất nước phát triển. Tuy nhiên, sửa đổi thế nào để phát huy thế mạnh của đất đai là rất khó. Do đó, đòi hỏi vừa phải có nghiên cứu, tổng kết mang tầm chiến lược nhưng cũng phải thiết thực, hằng ngày…
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 04-10/5/2022, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp Hội nghị lần thứ 5 để thảo luận, cho ý kiến và quyết định về các nội dung: (1) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. (2) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (3) Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. (4) Đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. (5) Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (6) Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và một số vấn đề quan trọng khác. Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Hoá đơn điện tử hiện được xem là cú hích cải cách hành chính thuế, giúp doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó làm lành mạnh, minh bạch hoá nền tài chính quốc gia.
Sáng ngày 9/5, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm đồng chí Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Thuý- Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh và đồng chí Huỳnh Thanh Phương- Bí thư Huyện uỷ Gò Dầu có buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và một số doanh nghiệp trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.
Các Ủy viên Trung ương thảo luận về chủ trương, định hướng về chính sách, pháp luật đất đai họp tổ về nghị quyết Tam nông.
Sáng ngày 04/5/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tập trung thảo luận, cho ý kiến và quyết định về các nội dung: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021…
Trong 2 ngày 28 và 29/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Các vị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tham dự tại hội trường Diên Hồng của Nhà Quốc hội.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là vấn đề cần thiết, bảo đảm cho sự thành công của việc thực hiện vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu của hệ thống chính trị Việt Nam. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đúng đắn và có hiệu quả không những bảo đảm vững chắc cho thành công trong hoạt động, mà còn phát triển, bổ sung, nhân lên sức mạnh, đồng thời phát hiện và khắc phục những điểm còn bất cập trong mọi hoạt động của MTTQ và các tổ chức CT-XH, tạo ra triển vọng phát triển trong tương lai.
Khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Khát vọng đó được phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh.
Xây dựng chính quyền điện tử trong những năm qua là tiền đề để Tây Ninh hướng đến chính quyền số. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm 2022 nhằm hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội XI nhiệm kỳ 2020-2025 cũng như nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 02-NQ/TU). Qua đó, không ngừng hiện đại hoá nền hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, động lực quan trọng để kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.
Năm 2021, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Tây Ninh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt những kết quả quan trọng và toàn diện. Trong đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường, góp phần củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.