Sau bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đời, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, với ngôn ngữ vừa kích động, vừa mị dân, dẫn dắt có chủ ý nhằm xuyên tạc, phủ nhận nội dung bài viết. Chính vì vậy, nhận diện, đấu tranh với những luận điệu đó nhằm khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của bài viết đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định: “Cách tốt nhất để tưởng nhớ di sản nhân văn của Hồ Chí Minh là tiếp tục hợp tác để bảo vệ giáo dục, văn hóa và di sản như là giá trị chung của nhân loại."
Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí duy trì trao đổi đoàn cấp cao, các cấp và giao lưu Nhân dân; thực hiện hiệu quả các Nghị định thư, Kế hoạch hợp tác quốc phòng, an ninh đã ký kết.
Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là đối tác số 1 về cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA), số 3 về đầu tư, số 3 về du lịch, số 4 về thương mại của Việt Nam và là nơi cộng đồng hơn 450.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ ngày 12 đến 14/9/2022. Chuyến thăm nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Campuchia với Quốc hội Việt Nam.
Từ ngày 06 đến ngày 08/9/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 19. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ tự giác, thường xuyên của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, việc rèn luyện đạo đức cách mạng theo chỉ dẫn của Người và tinh thần Đại hội XIII của Đảng chính là góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tây Ninh có đường biên giới dài 239,889 km, giáp với các tỉnh Svay Riêng, Prey Veng và Tboung Khmum thuộc Vương quốc Campuchia. Trong giai đoạn 2017 - 2022, trên tinh thần chủ động và tích cực hội nhập, hoạt động đối ngoại của tỉnh với các tỉnh giáp biên đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, có nhiều khởi sắc, phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, đều khắp trên cả 3 trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, qua đó, giúp duy trì tốt mối quan hệ truyền thống với các địa phương thuộc Vương quốc Campuchia, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Ngày 06/9, tỉnh Tây Ninh tổ chức họp mặt với 4 tỉnh: Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum, Kampong Cham thuộc Vương quốc Campuchia nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967 – 24/6/2022).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định với nền tảng quan hệ vững chắc đã được thử thách, Việt Nam và Lào có nhiều thuận lợi và tiềm năng to lớn để tăng mạnh quy mô hợp tác.
Triển lãm hàng hoá đặc sản giữa Tây Ninh và các tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum, Prey Veng và Kampong Cham thuộc Vương quốc Campuchia diễn ra từ ngày 5 đến 6/9, tại Trung tâm Văn hoá - Thể dục, Thể thao Tây Ninh.
Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân tại làng Đông Thôn, tổng Thông Lãng, phủ Hưng Nguyên, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đồng chí đã trọn đời đấu tranh, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, nêu tấm gương sáng về một nhà lãnh đạo chủ chốt xuất sắc của Đảng, người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Dù ở cương vị và hoàn cảnh nào, đồng chí luôn thể hiện là một tấm gương sáng ngời của người cộng sản: sống vì Đảng, chết không rời Đảng, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Lê Hồng Phong sinh năm 1902, cách đây tròn 120 năm.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện từ mùa xuân năm 1930 và đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhờ đó đất nước Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"(1).
Ngày 6.9.2022, bốn ngày sau lễ Quốc khánh lần thứ 77 của nước ta, là kỷ niệm 120 năm sinh nhật đồng chí Lê Hồng Phong- vị Tổng Bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một trong những người học trò xuất sắc đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong tổ chức Cộng sản đoàn, sau là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, tiền thân của Đảng ta.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là nói đến biểu tượng của tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng và khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Tất cả những gì tốt đẹp nhất của dân tộc ta trong hàng nghìn năm lịch sử đều được kết tinh, hun đúc, sống dậy, tràn đầy sức mạnh hơn bao giờ hết trong cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hằng năm, cứ mỗi dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, thì mạng xã hội lại xuất hiện nhiều thông tin xấu độc, không chỉ xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mà còn bẻ cong sư thật việc thực hiện các Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới"; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"(gọi tắt là 3 Chỉ thị)… trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bằng những luận điệu phản động như: “Học mãi đâu có vào", học rồi “tại sao cứ thế mãi", “càng học càng thấy nhiều cán bộ, đảng viên suy thoái"…
Hôm nay kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (05/9/1962-05/9/2022). Mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào là một điển hình, một hình mẫu hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Tinh thần đoàn kết và những thành tựu quan trọng đạt được trong quan hệ hai nước những năm qua, không chỉ tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước, củng cố thế và lực của mỗi nước, mà còn đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước toàn thể đồng bào cả nước và toàn thể thế giới: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền Nhân dân.