Bài học lấy dân làm gốc

Thứ bảy - 15/08/2020 13:00 70 0

 Một trong những nguyên nhân giúp Tây Ninh đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm qua là: toàn Đảng bộ tỉnh cùng lãnh đạo của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp đều thấm nhuần và thực hiện tốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy dân làm gốc.

gop y.jpg

Lãnh đạo tỉnh xem triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tại Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh năm 2016. Ảnh: Đ.H.T

Qua nghiên cứu, các dự thảo báo cáo của BCH Đảng bộ tỉnh trình Đại hội đại biểu bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 được chuẩn bị rất công phu, đánh giá một cách khá chính xác, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội trong 5 năm qua (2015-2020).

Những kết quả đạt được thể hiện rất rõ nét vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng; sự điều hành, quản lý của chính quyền; sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao trong cộng đồng ở các địa phương và trên phạm vi toàn tỉnh.

Về bài học kinh nghiệm (mục 3 trang 19) phần Đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội X, dự thảo thiết kế 4 bài học kinh nghiệm. tôi đề nghị bổ sung một bài học nữa là: “Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy dân làm gốc".

Một trong những nguyên nhân giúp Tây Ninh đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm qua là: toàn Đảng bộ tỉnh cùng lãnh đạo của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp đều thấm nhuần và thực hiện tốt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy dân làm gốc.

Từ triển khai đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội… Từ đó, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bà con yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. 

Về nhiệm vụ trọng tâm trong mục II. Quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp, tại 4.8 (trang 30), dự thảo ghi: “Tạo sự chuyển biến toàn diện về văn hoá, xã hội nâng cao chất lượng hiệu quả các thiết chế văn hoá…", tôi đề nghị bổ sung thêm cụm từ “tiếp tục đầu tư và" trước cụm từ “nâng cao chất lượng hiệu quả các thiết chế văn hoá".

Thực tế hiện nay, trừ Thư viện tỉnh, còn lại hầu như không đạt so với các mục tiêu và chỉ tiêu về xây dựng, nâng cấp và hoàn chỉnh cơ sở vật chất các thiết chế văn hoá theo Kế hoạch phát triển văn hoá giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 của UBND tỉnh (được ban hành kèm theo Quyết định số 2639/QĐ-UBND, ngày 22.12.2011 của UBND tỉnh).

Hiện nay, Bảo tàng tỉnh chưa có phòng trưng bày đúng nghĩa, chỉ tận dụng sảnh phía trước của Nhà hát Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh. Còn Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh cũng chỉ có một nhà hát, không có nơi dành cho câu lạc bộ năng khiếu, làm sao xây dựng, hướng dẫn, duy trì hoạt động của đội tuyên truyền lưu động, văn nghệ quần chúng, nhóm sở thích CLB; mở các lớp về năng khiếu văn hoá nghệ thuật và các hình thức hoạt động văn hoá, dịch vụ tại chỗ hoặc lưu động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

                                                                                                                                                                                                                  Đ.P

                                                                                                                                                                          Nguồn: Báo Tây Ninh online


  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Đảng bộ
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập355
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay13,036
  • Tháng hiện tại219,329
  • Tổng lượt truy cập8,228,034
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây