Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các chuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ thẳng thắn quan ngại về những diễn biến phức tạp, vụ việc nghiêm trọng xảy ra thời gian qua trên Biển Đông, đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và lập trường nguyên tắc, trong đó cần tiếp tục đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, không có lợi cho hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông.
Mọi hoạt động tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị và không có lợi cho hòa bình, an ninh ổn định ở khu vực Biển Đông.
Cụ thể hoá thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Đảng uỷ Quân chủng Hải quân Việt Nam và Tỉnh uỷ Tây Ninh, đồng thời thiết thực kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020), sáng ngày 22/7/2020, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải Quân Việt Nam đã phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tây Ninh tổ chức các hoạt động tuyên truyền biển, đảo và kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020) trên địa bàn 02 huyện Gò Dầu, Châu Thành.
Từ ngày 15 đến ngày 17/7/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ 46. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế
cũng như pháp lý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa
(mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”) nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22
tháng 5 năm 2014 và ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Đại biện Phái đoàn đại diện
thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc lần
lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam khẳng định rằng các yêu
sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.
Phó Giáo sư Kawashima khẳng định, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là không có căn cứ, khi mà hai triều đại nhà Minh, nhà Thanh của Trung Quốc thực hiện chính sách bế quan tỏa càng và cấm người dân nước mình đi thuyền ra nước ngoài. Trong khi đó, cũng trong thời kỳ này, các nhà hàng hải châu Âu đã thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.