Phát triển tổ chức Đảng và đảng viên trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước Bài 3: Cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của doanh nghiệp

Thứ hai - 23/08/2021 16:00 73 0

  ​Phát triển tổ chức Ðảng và đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước cần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị với những giải pháp căn cơ, đồng bộ, tạo sự lan toả. Ðể đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, cần tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua, như:


Ðại hội Chi bộ Công ty TNHH Tân Hoà (tháng 2/2020).

Ðẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ðảng, đặc biệt là Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng tổ chức Ðảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân.

Ðổi mới công tác vận động, tuyên truyền bảo đảm linh hoạt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của chủ doanh nghiệp và người lao động về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vị trí, vai trò tổ chức Ðảng cũng như yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức Ðảng, đảng viên trong các doanh nghiệp.

Tăng cường gắn kết tổ chức Ðảng, đảng viên và đoàn thể với chủ doanh nghiệp thông qua mục tiêu và lợi ích chung. Tổ chức Ðảng, đảng viên, đoàn thể cần đồng hành, tích cực tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động.

Hằng năm, cấp uỷ, chính quyền tổ chức đối thoại để trao đổi và tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, của tổ chức Ðảng, đoàn thể ở doanh nghiệp; tạo sự đồng thuận để thành lập tổ chức Ðảng, đoàn thể trong doanh nghiệp; biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp làm tốt công tác xây dựng Ðảng, đoàn thể và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Các cấp uỷ, tổ chức Ðảng và cán bộ cấp trên thường xuyên quan tâm hỗ trợ việc xây dựng tổ chức Ðảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp. Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; đơn giản, giảm thủ tục, mẫu hoá văn bản; đơn giản hoá thanh quyết toán tài chính đối với tổ chức Ðảng, đoàn thể trong doanh nghiệp...

Một nhiệm vụ quan trọng khác là cần sắp xếp lại tổ chức Ðảng trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước theo hướng tập trung vào một đầu mối để công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp mang tính tập trung, sát hợp thực tế hơn.

Ðối với tổ chức Ðảng trong các doanh nghiệp khác, nên đặt trực thuộc Ðảng bộ huyện, thành lập đảng bộ cơ sở khối doanh nghiệp trực thuộc Ðảng bộ cấp huyện. Mô hình này sẽ thích hợp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, duy trì hoạt động của các tổ chức Ðảng trong doanh nghiệp, thuận lợi trong quản lý Nhà nước và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp.

Các địa phương cũng cần thường xuyên rà soát, nắm chắc số lượng đảng viên làm việc trong doanh nghiệp để vận động thành lập tổ chức Ðảng. Ðối với doanh nghiệp có từ 3 đảng viên chính thức, đang làm việc ổn định từ 12 tháng trở lên nhưng sinh hoạt Ðảng ở nơi khác và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định, cấp uỷ cấp trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cấp uỷ, vận động chủ doanh nghiệp để thành lập tổ chức Ðảng ở doanh nghiệp.

Ðối với doanh nghiệp chỉ có dưới 3 đảng viên chính thức đang làm việc ổn định từ 12 tháng trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thực hiện chuyển sinh hoạt cho số đảng viên đó về Ðảng bộ cấp trên cơ sở, quyết định thành lập chi bộ ghép hoặc phân công đảng viên về sinh hoạt và thành lập tổ chức Ðảng tại doanh nghiệp (có thể thành lập chi bộ cơ sở trực thuộc Ðảng bộ huyện hoặc chi bộ trực thuộc các Ðảng bộ phường, xã).

 Nâng cao chất lượng tổ chức Ðảng, đảng viên trong doanh nghiệp; cụ thể hoá quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Ðảng trong các doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn hiện nay. Xây dựng quy chế làm việc và quy chế phối hợp giữa cấp uỷ với ban lãnh đạo doanh nghiệp, phải quy định rõ việc tổ chức Ðảng tham gia xây dựng, phát triển doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện để tổ chức Ðảng hoạt động, phát triển đảng viên, việc phối hợp giải quyết những vấn đề về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp; hoàn thiện mô hình tổ chức đoàn thể đồng bộ với tổ chức Ðảng trong doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Ðảng đối với các đoàn thể gắn với phát triển tổ chức Ðảng và đảng viên trong doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước là những người cần được quan tâm đầu tiên trong nhiệm vụ phát triển đảng viên. Song song đó, cần đẩy mạnh phát triển đảng viên trong công nhân trực tiếp sản xuất, trí thức, doanh nhân, người lao động giỏi, có uy tín để bổ sung đảng viên cho tổ chức Ðảng trong doanh nghiệp; tập trung kết nạp chủ doanh nghiệp thành đảng viên và cơ cấu tham gia cấp uỷ tổ chức Ðảng.

Ðẩy mạnh phát triển đảng viên là học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo để bổ sung đảng viên cho doanh nghiệp. Lực lượng này sẽ là nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị, là các hạt nhân tích cực trong việc thúc đẩy thành lập tổ chức Ðảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, để tăng cường việc phát triển tổ chức Ðảng và đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước giai đoạn hiện nay, cần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị với những giải pháp đồng bộ, hài hoà lợi ích giữa các bên, giúp tổ chức Ðảng, đảng viên trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Nhật Linh

Nguồn BTNO

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay2,811
  • Tháng hiện tại142,726
  • Tổng lượt truy cập7,940,634
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây