Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác chống dịch

Thứ tư - 03/11/2021 05:00 63 0

  ​Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhất là sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại một số tỉnh, thành Tây Nam Bộ đã ghi nhận số mắc cộng đồng gia tăng.


Theo thống kê mới nhất tính đến 16h ngày 01/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.598 ca mắc mới, tăng 91 ca so với ngày trước đó, tại 49 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 2.321 ca cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc là TP.HCM (927), Bình Dương (682), Đồng Nai (657), Kiên Giang (469), Bạc Liêu (382), An Giang (215), Tiền Giang (163), Tây Ninh (157), Phú Thọ (70), Hà Nội (57), Bắc Ninh (50), Thanh Hóa (34)...

Trong đó, địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Kiên Giang (+174), Tây Ninh (+47) và Bà Rịa - Vũng Tàu (+45). Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch thứ tư là TP.HCM (433.069), Bình Dương (233.740), Đồng Nai (66.436), Long An (34.947) và Tiền Giang (16.807).

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhất là sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã ghi nhận số mắc trong cộng đồng gia tăng như Bạc Liêu, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh và Kiên Giang.

Đồng thời yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, trong những ngày qua, tỉnh Bắc Ninh xuất hiện nhiều chùm ca dương tính liên quan các công nhân công ty thuộc khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, TP. Bắc Ninh và người nhà của ca bệnh.

Địa phương đang nâng cao tinh thần cảnh giác, tập trung cao và quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch; giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly theo quy định; tính toán triển khai biện pháp phù hợp với tình hình thực tế như: 2 điểm đến 1 cung đường, 3 tại chỗ... trong một thời gian nhất định. Đối với các doanh nghiệp, cần phối hợp chặt chẽ và cùng tham gia phòng, chống dịch với chính quyền địa phương, đặc biệt là khi phát hiện F0; đồng thời chủ động tổ chức xét nghiệm sàng lọc theo mức độ nguy cơ.

TP. Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn trong năm 2021-2022. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vaccine cho toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 12-17 (bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học) có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Với mục tiêu trên 95% trẻ từ 12-17 tuổi sống trên địa bàn được tiêm chủng đủ mũi vaccine COVID-19 theo từng đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế, thời gian triển khai dự kiến diễn ra trong quý IV/2021 đến hết quý I/2022.

TP. Đà Nẵng xây dựng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn. Theo đó, căn cứ vào khả năng cung ứng vaccine của Bộ Y tế và tình hình dịch bệnh tại địa phương, dự kiến trong tháng 11-12/2021, ngành Y tế TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cư trú trên địa bàn; trong đó, ưu tiên theo thứ tự lứa tuổi cao đến thấp hiện đang theo học, nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm, các trẻ béo phì, thừa cân, bị bệnh nền.


Nguồn VOV.VN

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay3,401
  • Tháng hiện tại143,316
  • Tổng lượt truy cập7,941,224
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây