Đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ và công nhân lao động: Tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân phải được quan tâm giải quyết

Thứ hai - 13/06/2022 23:00 96 0

 ​Sáng ngày 12/6, tại thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và điều hành “Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại cùng công nhân lao động năm 2022".


Lãnh đạo tỉnh tham dự tại điểm cầu Tây Ninh.

Tham gia chương trình còn có lãnh đạo các bộ, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Xây Dựng, Công an, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam… Chương trình được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 4.500 công nhân trên cả nước tham dự.

Tại Tây Ninh, tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó bí thư Tỉnh uỷ,  cùng lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, các sở, ngành và 50 công nhân đại diện cho 190.000 công nhân trên toàn tỉnh.

Chương trình là diễn đàn để công nhân lao động cả nước gặp gỡ, bày tỏ, kiến nghị những tâm tư, nguyện vọng đến Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Từ tháng 5.2022, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã triển khai lấy ý kiến người lao động và nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động cả nước, xoay quanh những vấn đề lớn như: tăng lương tối thiểu hướng tới lương đủ sống, có tích luỹ đối với người lao động và chính sách tiền lương mới; rà soát sửa đổi toàn diện pháp luật về BHXH, đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút BHXH một lần; cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết các chế độ chính sách, các gói hỗ trợ đối với công nhân lao động; quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế chính sách triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hoá cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; chính sách tín dụng cho công nhân lao động, giúp công nhân tiếp cận với nguồn vốn hợp pháp để giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng công nhân lao động mắc bẫy tín dụng đen như hiện nay; về công tác đào tạo nghề, các chính sách khuyến khích để công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động với công nhân; an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh bảo đảm cho công nhân lao động được tiếp cạn nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp; tăng  cường biện pháp bảo đảm ANTT tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động, bảo đảm ATGT tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm; giá nhà trọ, giá điện, nước sinh hoạt bị đẩy lên cao, tăng giá sách giáo khoa; con em công nhân khó tiếp cận các trường công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú; cấp bách hình thành các điểm chợ gần khu công nghiệp đông công nhân tạo thuận lợi cho công nhân…


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình. Ảnh chụp màn hình

Tại buổi gặp gỡ, có 9 lượt câu hỏi của công nhân lao động tại các tỉnh, thành đã được gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính xoay quanh các vấn đề như nhà ở, chăm sóc sức khoẻ công nhân, quan tâm chính sách giáo dục cho con em công nhân lao động, xử lý tín dụng đen…Những ý kiến này được Thủ tướng, lãnh đạo các bộ LĐTB-XH, Xây dựng, Công An, Tổng liên đoàn lao động việt Nam…giải đáp.

Một tin vui cũng được Thủ tướng thông báo đến toàn thể công nhân là ngày 12.6, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, theo đó tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 6% kể từ ngày 1.7.

Phát biểu kết luận phần đối thoại tại chương trình, Thủ tướng cho biết, nước ta đang hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp hiện đại, sẽ có nhiều chủ thể cùng tham gia, trong đó có đội ngũ công nhân. Theo Thủ tướng, những vấn đề được đặt ra thảo luận trong chương trình là các ý kiến rất đúng, rất trúng và rất cần để giải quyết. Ông cũng gửi lời cảm ơn những đóng góp của anh chị em công nhân.

Từ những ý kiến, kiến nghị này lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hệ thống chính trị, trong đó có Tổng LĐLĐ cùng tiếp thu, lắng nghe để sau đó, tập trung rà soát lại thể chế, cơ chế chính sách, nhanh chóng bổ sung sửa đổi cho hoàn thiện.

Tâm tư nguyện vọng người lao động nói chung, công nhân nói riêng là chính đáng, hợp pháp, phải được giải quyết. Thủ tướng mong muốn đội ngũ công nhân tiếp tục phát huy vai trò, truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tiếp tục góp ý trao đổi để biết những vấn đề xuất phát từ thực tiễn để giải quyết kịp thời mang lại hiệu quả chung. Các cơ quan trong hệ thống chính trị phải phối hợp với nhau để góp phần xử lý những tồn tại, giải quyết nhu cầu chính đáng của đội ngũ công nhân.


Công nhân tham gia tại điểm cầu Tây Ninh.

Tại chương trình Thủ tướng cũng tặng 25 suất quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bắc Giang. Tập đoàn Viettel  tặng Quỹ Tấm lòng vàng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 2,5 tỷ đồng.

Dịp này, Tổng LĐLĐ phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình “Giờ thứ 9+". Đây là chương trình giải trí dành cho công nhân được phát sóng định kỳ chủ nhật hàng tuần trên VTV3.

Ngô Tuyết

Nguồn BTNO

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay2,819
  • Tháng hiện tại142,734
  • Tổng lượt truy cập7,940,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây