Tân Biên: Những kết quả nổi bật qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thứ năm - 20/06/2024 10:17 178 0
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt được kết quả quan trọng; các giá trị chuẩn mực văn hóa, đạo đức và đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên.

Để Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, Huyện ủy kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng trong đảng viên, công chức, viên chức và tuyên truyền ra Nhân dân. Trong đó, đã tổ chức quán triệt 18 lớp, với 2.028 đảng viên dự, đạt tỷ lệ 98,02% đảng viên toàn huyện; phổ biến nội dung cơ bản Nghị quyết cho cho 1.037 giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, cán bộ, công chức không chuyên trách xã, thị trấn. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tuyên truyền ra đoàn viên, hội viên và nhân dân bằng nhiều hình thức được 1.558 cuộc, với 70.350 lượt người tham dự; thực hiện 02 pa-nô tuyên tuyền; 14 cuộc tuyên truyền xe loa trên địa bàn 10 xã, thị trấn; thời lượng tuyên truyền được 350 giờ 05 phút.

       Sau học tập, huyện đã cụ thể hóa và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm và 04 nhóm giải pháp theo tinh thần Nghị quyết. Tập trung thực hiện tốt các mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam.

Hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, thể dục thể thao trên địa bàn huyện

Kết quả sau 10 năm, 100% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng đạt chuẩn, hoạt động có hiệu quả; 42/51 Nhà văn hoá ấp đạt chuẩn, đạt 82.35% (chỉ tiêu Nghị quyết 60%); hoạt động thư viện huyện và tủ sách cơ sở đáp ứng nhu cầu Nhân dân, tỷ lệ 01 bản sách/02 người; các di tích trên địa bàn huyện quản lý thường xuyên được chỉnh trang, bảo tồn và phát huy; 84,78% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (chỉ tiêu Nghị quyết 70%); 100% ấp, khu phố đạt tiêu chuẩn ấp, khu phố văn hoá trên 95% (chỉ tiêu Nghị quyết 79.3%); cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá trên 95% (chỉ tiêu Nghị quyết 95%); 100% doanh nghiệp (có tổ chức công đoàn cơ sở) đạt chuẩn văn hóa (chỉ tiêu Nghị quyết 80%). Đến nay, toàn huyện có 09/09 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, 03 xã: Thạnh Bình, Tân Lập, Tân Phong đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Thị trấn Tân Biên giữ vững thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

         Các thiết chế văn hóa được xây dựng, duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu và thu hút Nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Nhờ vậy, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn huyện có bước phát triển, nhiều câu lạc bộ được thành lập như: Câu lạc bộ Cải lương, Câu lạc bộ Hát với nhau, Câu lạc bộ Gia đình văn hóa, Câu lạc bộ Văn nghệ, Câu lạc bộ Dưỡng sinh..... Huyện tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, qua đó đã phát hiện nhiều nhân tố mới trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

          Ngoài dân tộc Kinh, huyện Tân Biên có đồng bào 17 dân tộc thiểu số đang sinh sống, như: đồng bào Khơmer tại ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong; ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp và cộng đồng người Chăm ở ấp Thạnh Thọ xã Thạnh Bình... Đồng bào sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình, có những phong tục, tập quán mang đậm nét văn hóa riêng rất đặc sắc, nhiều lễ hội truyền thống vẫn được duy trì và gắn liền với đời sống dân tộc. Trong thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể luôn tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để các cộng đồng dân tộc ổn định cuộc sống, thoát nghèo và duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa: Lễ Tết Chol Chnam - Thmay;  lễ Tết Sen-Đôn-ta (rước nước) của đồng bào Khơmer, Lễ tháng chay Ramađan của đồng bào Chăm và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống như: múa lăm thôn, trống Sa-dăm… và các trò chơi dân gian.

         Huyện quan tâm, tăng cường nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa; xây mới và sửa chữa 47 Nhà văn hóa ấp, với tổng kinh phí 23 tỷ đồng; đầu tư mua sắm trang thiết bị âm thanh: loa, âm ly, micro, hệ thống truyền thanh không dây... và các thiết chế văn hóa phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; 10/10 Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng được đầu tư xây dựng, tu bổ với tổng kinh phí xây dựng 09 tỷ đồng. Đầu tư mở rộng cầu qua kênh N15, đường vào Tháp Chót Mạt và trùng tu, tôn tạo một số hạng mục công trình di tích lịch sử - văn hóa Tháp Chót Mạt; khởi công công trình xây mới cầu qua kênh T1 vào Lăng mộ Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản và sửa chữa một số công trình phụ tại Lăng mộ, sân nền Đền thờ Quan lớn, vận động người dân hiến đất mở rộng đất di tích Lăng mộ và Đền thờ. Khối thi đua quân sự địa phương Quân khu 7 hỗ trợ xây dựng Nhà sinh hoạt văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer tại ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong.

          Ngoài ra, là huyện biên giới, triển khai thực hiện linh hoạt, thiết thực, hiệu quả các thỏa thuận, chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam - Campuchia, giữa huyện Tân Biên với các huyện thuộc Vương quốc Campuchia giáp biên, nhất là các nội dung, lĩnh vực 02 bên có tiềm năng và nhu cầu hợp tác. Tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo, các lực lượng huyện tiếp giáp với các huyện thuộc Vương quốc Campuchia nhân các dịp Lễ, Tết, sự kiện quan trọng của địa phương nhằm giới thiệu với đại biểu nước bạn những nét đặc sắc của văn hoá của Việt Nam; tăng cường giao lưu văn hóa, văn nghệ góp phần tạo mối quan hệ gắn bó, đoàn kết thắm tình hữu nghĩ giữa nhân dân hai nước. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân.

          Song song đó, huyện còn chú trọng công tác giáo dục lý luận chính trị tư tưởng, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống; xây dựng quy tắc ứng xử trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước... Từ đó xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: Mô hình đồng hành cùng giáo dục vùng biên giới; “Gia đình chữ thập đỏ”; “Phòng khám, chăm sóc sức khỏe Chữ thập đỏ”; liên kết với Quỹ tín dụng nhân dân Tân Biên để vay vốn sản xuất kinh doanh thoát nghèo; “Phát huy vai trò của đồng bào Khmer ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp tham gia bảo vệ môi trường”; “Quỹ tiếp sức đồng đội nghèo vượt khó”, “Phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng”; “Giúp học sinh nghèo hiếu học”; “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử, văn hóa gắn với tăng cường công tác giáo dục lịch sử Đảng bộ huyện trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Biên”…

          Tuy nhiên, qua tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33 vẫn còn hạn chế. Một số trang thiết bị đã xuống cấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; có trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt văn hóa chưa được khai thác, sử dụng thường xuyên; công tác xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá chưa tương xứng với nguồn lực xã hội; chưa thành lập được Chi hội Văn học - Nghệ thuật cấp huyện.

          Trong thời gian tới, huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hoá. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ văn hoá, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, tăng đầu tư ngân sách cho sự nghiệp văn hoá, nhất là đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã và Nhà văn hoá ấp. Đa dạng hóa các hoạt động văn hoá, gắn kết các hoạt động văn hóa, lễ hội với hoạt động thể dục thể thao, chú trọng phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đẩy mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực văn hoá. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Oanh Kiều

 

 

Tác giả: BTG huyện uỷ Tân Biên, Oanh Kiều

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay6,251
  • Tháng hiện tại137,745
  • Tổng lượt truy cập7,935,653
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây