Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 7 năm 2022: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19

Thứ sáu - 08/07/2022 12:00 71 0

​  Ngày 07/7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 7 năm 2022. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 1.700 điểm cầu, cùng hơn 48.000 đại biểu tham dự. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh có đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nguyễn Thị Xuân Hương. Hội nghị ở tỉnh cũng được trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thị, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ.

Tại hội nghị, đại biểu được nghe Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn thông tin chuyên đề “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới"; đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề “Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022; dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2022". 


Đồng chí Phan Xuân Thủy phát biểu kết luận Hội nghị và định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

(nguồn Tạp chí Tuyên giáo điện tử)

Kết luận Hội nghị và định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, đồng chí Phan Xuân Thuỷ - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và đội ngũ báo cáo viên đẩy mạnh tuyên truyền chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch... Thực tiễn cho thấy vắc xin vẫn là vũ khí quyết định, cùng với việc củng cố, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở; tuyên truyền nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin COVID-19 là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng. Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên là những người gương mẫu trong việc tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Song song đó, tập trung tuyên truyền kết quả Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022. Khẳng định đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm chỉ đạo “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào"; các nhiệm vụ giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó chú trọng, đẩy mạnh, và từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể", “không dám", “không muốn", “không cần" tham nhũng. 

Tuyên tuyền Kết luận số 36-KL/TW, ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung tuyên truyền những nội dung quan trọng của Kết luận, nhấn mạnh mục tiêu Bộ Chính trị đưa ra là: Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý. Chủ động tích trữ, điều hoà nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó hiệu quả với các thảm hoạ, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.


Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Tây Ninh

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng; tuyên truyền thân thế, cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của các đồng chí lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

          Nhật Khang

  Ý kiến bạn đọc

thong bao noi bo
Phóng sự ảnh
Biển đảo Việt Nam
Chính trị
Banner Tủ sách
chuyển đổi số
Giải báo chí
Bảo hiểm xã hội
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay1,461
  • Tháng hiện tại141,376
  • Tổng lượt truy cập7,939,284
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây